'Ngọn lửa chính trị' ở Amazon

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Brazil và Pháp về tương lai của rừng Amazon, một giải pháp để 'giảm nhiệt' đang được đặt ra, trong đó tập trung vào việc xác định chủ quyền đối với những người sống trong khu rừng nhiệt đới khổng lồ này.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Brazil và Pháp về tương lai của rừng Amazon, một giải pháp để “giảm nhiệt” đang được đặt ra, trong đó tập trung vào việc xác định chủ quyền đối với những người sống trong khu rừng nhiệt đới khổng lồ này.

Căng thẳng đang gia tăng giữa Brazil và Pháp quanh cuộc khủng hoảng cháy rừng Amazon,đánh dấu cuộc chiến đầu tiên trên thế giới giữa các quốc gia lớn về biến đổi khí hậu.

Trong những ngày gần đây, khi các đám cháy hoành hành trên khắp Amazon, Pháp và Brazil đã phải dùng đến những lời lẽ hay lời đe dọa gay gắt về tương lai của khu rừng nhiệt đới rộng lớn này. Cuộc khẩu chiến của họ là bài học dài về ý nghĩa chủ quyền, vốn nằm ở trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về khí hậu.

Đối với Pháp, bảo vệ Amazon là một quyền chủ quyền đối với toàn nhân loại. Tuy nhiên, trong năm nay, nạn phá rừng ở Amazon đã hoành hành dưới thời Tổng thống Jair Bolsonaro. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, Amazon đang bùng cháy và đây là vấn đề liên quan đến toàn thế giới. Và sau đó ông sử dụng một từ nhạy cảm mang ý nghĩa như “diệt chủng” để nói về vấn đề này. “Một khu vực rừng ở Amazon đang bị hủy diệt”, ông nói.

Đối với nhiều nhà bảo vệ môi trường, từ “hủy diệt” đủ là yếu tố hợp pháp để yêu cầu LHQ gửi quân đến để dập tắt đám cháy - mà không cần có sự chấp thuận của Brazil. Cho đến nay, ông Macron chỉ đe dọa sẽ chặn một hiệp ước thương mại được đàm phán giữa Liên minh Châu Âu (EU) và khối các quốc gia Nam Mỹ bao gồm Brazil là thành viên lớn nhất. Để đối phó với áp lực, ông Bolsonaro nói rằng, “Amazon là của chúng tôi chứ không phải của các bạn”. Ông tuyên bố Brazil, là một quốc gia có chủ quyền, có quyền phát triển Amazon khi nó làm hài lòng và nâng cao cuộc sống cho hơn 20 triệu người sống trong đó, hầu hết là những người nghèo.

Tuy nhiên, khái niệm chủ quyền của ông Bolsonaro đã được mở rộng. Dưới áp lực của những người nông dân Brazil, ông đã điều quân đội dập tắt những khu rừng đang cháy. Ông cũng nói rằng ông sẽ tiếp tục thực thi luật môi trường hiện hành vốn đã giúp giảm nạn phá rừng. Sau đó, Pháp đã thuyết phục các cường quốc phương Tây khác đề nghị cung cấp cho Brazil 22 triệu USD để giúp chống lại các đám cháy. Nhưng ông Bolsonaro đã xem đây là “một âm mưu của đế quốc” và từ chối nhận tiền.

Thật khó để nói mối căng thẳng này sẽ diễn ra như thế nào. Mùa mưa đang đến ở Brazil. Các đám cháy có thể sẽ sớm được dập tắt và Amazon sẽ yên bình trong một thời gian. Nhưng vấn đề là cả hai bên cần một cuộc đối thoại sâu sắc hơn về bên thực sự có chủ quyền khi nói đến biến đổi khí hậu. Quan điểm của ông Macron, là chủ quyền sống của toàn nhân loại, và do đó yêu cầu các quốc gia phải giúp đỡ những quốc gia đang nguy hiểm do biến đổi khí hậu. Quan điểm của Brazil là quyền chủ quyền của chính họ, và chỉ họ mới quyết định về số phận của Amazon.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_211783_-ngon-lua-chinh-tri-o-amazon.aspx