Ngôi chùa lớn nhất thế giới tọa lạc ở Việt Nam, tồn tại 1 loài sinh vật có khả năng không tưởng

Ngôi chùa này hiện đang lớn nhất thế giới, thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi ngày. Nhưng những điều đặc biệt gắn liền với chùa thì chưa chắc ai cũng biết.

Ở Việt Nam có hàng chục nghìn ngôi chùa lớn nhỏ, chiếm đến 36% trong tổng số các di tích trong nước. Từ xa xưa, việc xây chùa đã rất quan trọng, phải tính toán phong thủy kỹ càng. Chùa ở Việt Nam đặc biệt ở chỗ có thể thờ thần (ví dụ như các vị thiền sư: Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông, Từ Đạo Hạnh, Lý Thần Tông…), tam giáo (Phật – Lão – Khổng) hay thờ Trúc Lâm Tam tổ.

Việt Nam hiện tại chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích khoảng 5.100 ha, gồm hồ nước rộng 1.000 ha, rừng tự nhiên rộng 3.000 ha, thung lũng rộng gần 1.000 ha và dãy núi đá.

Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc xây từ thời nhà Đinh, khoảng 1.000 năm về trước. Phía trước chùa có hồ Tam Chúc, phía sau là dãy núi Thất Tinh. Chùa gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh” vô cùng kỳ bí.

Chuyện kể rằng, có 7 nàng tiên nữ trong một lần ngao du đã ghé qua nơi này. Vì quá say đắm cảnh vật mà không chịu về. Nhà trời cử người mang chuông xuống gọi 7 nàng về nhưng không được. 6 hòn đảo nhỏ giữa hồ Tam Chúc được ví như 6 quả chuông nhà trời mang xuống trần gian năm đó, gọi là “lục nhạc”.

Trong khi đó, 7 ngọn núi ở Tam Chúc là hiện thân của 7 nàng tiên nữ. Trên đó có 7 ngôi sao sáng. Biết chuyện này, nhiều người đã lên núi đục đẽo, đốt lửa để lấy sao. Điều đó khiến 4 ngôi sao bị mờ dần, hiện chỉ còn lại 3 ngôi.Từ đó chùa Thất Tinh trong làng Tam Chúc cũng đổi tên thành chùa Ba Sao. Dựa trên tích đó mà có tên đất Ba Sao, nơi chùa Tam Chúc tọa lạc.

Ngoài là nơi du lịch tâm linh, chùa Tam Chúc còn được đánh giá là điểm đến lý tưởng để vãn cảnh, tận hưởng không khí trong lành. Nơi đây được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”, có phong cảnh hữu tình bậc nhất Việt Nam.

Ở khu vực Tam Chúc có loài cá Trối vô cùng đặc biệt. Nó được xem như “lính thủy đánh bộ” của loài cá. Có thời điểm cá Trối sống trên núi, khi lại ẩn mình dưới hồ. Theo lời người dân địa phương, cá Trối có thể di chuyển trên đất khô cạn, trèo cây, bắt chim, bắt cá… Những chuyện này những tưởng chỉ có trong phim viễn tưởng hay tồn tại trong truyền thuyết nhưng lại có thật.

Cá Trối thoạt nhìn giống cá quả, không có vây bụng. Vây đuôi chúng có đốm tròn đen, vành trắng bao quanh nhìn giống con mắt. Đầu cá dẹp, đỉnh đầu rộng, bằng thuôn về 2 phía. Thịt cá Trối thơm ngọt, không có xương dăm.

Vài chục năm trước, người dân đi rừng thường gặp cá Trối và chứng kiến những “tài năng” đặc biệt của nó. Theo tìm hiểu, cá Trối có cơ quan hít thở không khí nên có thể sống trên cạn. Khi thời tiết khô cạn, chúng lại chui sâu xuống dưới đáy hồ Tam Chúc để sinh tồn.

Các nhà khoa học cho rằng cá Trối có thể uốn cong mang, nhờ đó mà chúng khiến con mồi bị chẹn cứng cổ họng. Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Hà Nam Đặng Đình Thoảng thì chia sẻ với Tiền Phong rằng loài cá này rất quý hiến, hiện đã được bảo tồn và phát triển thành công.

Ngoài cá Trối, Tam Chúc còn có nhiều loài chim quý hiếm như sếu đầu đỏ, le le, hạc,…

Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ngoi-chua-lon-nhat-the-gioi-toa-lac-o-viet-nam-ton-tai-1-loai-sinh-vat-co-kha-nang-khong-tuong/20241113104140755