Ngôi chùa 147 con hổ, nguồn cơn vụ giải cứu và cái chết gây tranh cãi

Trước khi được chính quyền giải cứu và chết trong hai khu bảo tồn động vật hoang dã ở Thái Lan, 67 con hổ được chùa Wat Pha Luang Ta Bua nuôi dưỡng để phục vụ khách du lịch.

Hàng chục con hổ bị chết khi đưa khỏi ngôi chùa Thái Lan Chùa Wat Pha Luang Ta Bua (hay chùa Hổ) ở Thái Lan đổ lỗi cho chính phủ nước này về việc gây ra cái chết của 86 con hổ đã được giải cứu khỏi ngôi chùa từ năm 2016.

Chùa Wat Pha Luang Ta Bua, hay chùa Hổ, ở tỉnh Kanchanaburi, phía tây Bangkok, Thái Lan, nổi tiếng với hơn 100 con hổ được nuôi nhốt để phục vụ khách du lịch. Được thành lập từ năm 1994 với tư cách tu viện, chùa Wat Pha Luang Ta Bua nuôi con hổ đầu tiên 5 năm sau đó.

Chùa Wat Pha Luang Ta Bua, hay chùa Hổ, ở tỉnh Kanchanaburi, phía tây Bangkok, Thái Lan, nổi tiếng với hơn 100 con hổ được nuôi nhốt để phục vụ khách du lịch. Được thành lập từ năm 1994 với tư cách tu viện, chùa Wat Pha Luang Ta Bua nuôi con hổ đầu tiên 5 năm sau đó.

Trong những năm qua, hổ trong chùa sinh sản và số lượng ngày một tăng. Cuối cùng, chùa quyết định mở cửa cho khách du lịch. Số khách du lịch đổ về chùa hổ tham quan tăng đều theo thời gian.

Du khách đến chùa phải trả 16 USD/vé vào cổng, chưa kể phí phát sinh cho dịch vụ chụp ảnh, chơi đùa và mua thức ăn cho "chúa tể rừng xanh", tổng chi phí có thể lên tới 140 USD. Theo New York Times, dịch vụ này mang lại cho chùa Wat Pha Luang Ta Bua khoản thu lên tới 5,7 triệu USD mỗi năm.

Các nhà sư ở đây cho rằng việc họ trực tiếp chăm sóc hổ giúp những con vật này cảm thấy "hạnh phúc" hơn. "Việc gọi đây là ngôi chùa hổ đem đến ấn tượng rằng đây là một môi trường sống tốt cho những con vật này", Ginette Hemley, Phó chủ tịch cấp cao của tổ chức bảo tồn động vật hoang dã World Wildlife Fund, nói với Washington Post.

Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây tranh cãi và bị lên án bởi nhiều nhóm bảo vệ động vật quốc tế. Các nhóm chỉ trích cáo buộc ngôi chùa nuôi hổ để buôn lậu các bộ phận của chúng sang thị trường Trung Quốc và Việt Nam, nơi chúng vốn được sử dụng như phương thuốc có tác dụng đặc biệt trong y học.

Vào tháng 12/2014, ba con hổ đực trưởng thành biến mất khỏi ngôi đền khiến các nhà chức trách chú ý, đồng thời làm dấy lên làn sóng đòi có biện pháp pháp lý để bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Thái Lan.

Đến năm 2016, trước sức ép của nhiều tổ chức bảo vệ động vật quốc tế, các quan chức Cục Bảo tồn Vườn quốc gia và Động thực vật Hoang dã (DNP) đã vào cuộc giải cứu những con hổ trong chùa vì cho rằng chúng bị ngược đãi.

Hoạt động tịch thu số hổ của chùa kéo dài vài ngày và phải huy động đến 30 bác sĩ thú y, 60 kiểm lâm viên và hàng trăm nhân viên khác. Mỗi con hổ được gây mê và đưa đi bằng cáng trước khi được chở bằng xe tải đến hai khu bảo tồn động vật hoang dã do nhà nước quản lý.

Ngoài 147 con hổ sống, chính quyền cũng tịch thu hàng chục xác hổ đông lạnh trong chùa. Nguyên nhân cái chết của chúng chưa được làm rõ.

Vừa qua, tranh luận nổ ra giữa ngôi chùa và chính quyền về nguyên nhân khiến 86/147 con hổ được giải cứu đã chết. Pattarapol Maneeon, quan chức từ Cục Bảo tồn Vườn Quốc gia và Động thực vật Hoang dã cho rằng nguyên nhân "có thể liên quan đến việc giao phối cận huyết, khiến chúng gặp vấn đề về di truyền gây nguy hiểm cho hệ miễn dịch".

Chùa Wat Pha Luang Ta Bua phủ nhận lý do này. "Chúng không chết vì giao phối cận huyết. Khi chính quyền đến chùa bắt hổ ba năm trước, họ không nói gì về việc lây nhiễm bệnh, vì vậy đây chỉ là một trò đổ lỗi", ông Athithat Srimanee nói với Reuters, đồng thời cáo buộc các nhà chức trách nhốt đàn hổ trong những chiếc lồng quá nhỏ.

Hương Ly
Ảnh: Reuters, Getty.

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/ngoi-chua-147-con-ho-nguon-con-vu-giai-cuu-va-cai-chet-gay-tranh-cai-post991132.html