Ngoai trừ động cơ, J-20 Trung Quốc vượt Su-57 Nga ở các thông số còn lại?

Trung Quốc đã chính thức xác nhận đưa tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 vào trực chiến. Nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù vẫn còn khiếm khuyết phần động cơ, nhưng các thông số chiến đấu còn lại của loại tiêm kích này khá tốt.

Cả Su-57 và J-20 đều trong giai đoạn hoàn thiện, tuy nhiên sản phẩm của Trung Quốc lại có bước tiến nhanh hơn Nga. trong khi Su-57 vẫn chưa được biên chế chính thức thì J-20 đã được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017.

Cả Su-57 và J-20 đều trong giai đoạn hoàn thiện, tuy nhiên sản phẩm của Trung Quốc lại có bước tiến nhanh hơn Nga. trong khi Su-57 vẫn chưa được biên chế chính thức thì J-20 đã được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017.

Tuy vậy giới phân tích quân sự cho rằng cả Su-57 lẫn J-20 vẫn chưa đạt được trạng thái hoạt động hiệu suất chiến đấu đúng nghĩa như F-22 và F-35.

Với thiết kế cánh tam giác và không cánh cân bằng ở phần đuôi, J-20 đạt được độ cơ động đáng nể dù kích thước có phần lớn hơn cả Su-57 của Nga và F-22, F-35 của Mỹ.

Mặc dù được đánh giá khá tốt nhưng J-20 vẫn đang sử dụng "trái tim" là động cơ AL-31F của Nga, loại động cơ chuyên dùng cho tiêm kích thế hệ thứ 4, thay vì động cơ WS-15 nội địa vốn được phát triển dành riêng cho chúng.

Một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất để đánh giá về năng lực của tiêm kích thế hệ thứ 5 đó chính là hiệu suất động cơ.

Loại động cơ tiêu chuẩn của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 phải đạt được hiệu suất lực đẩy lớn và có thể bay với tốc độ siêu âm mà không cần đốc tăng lực lần hai giống như F-22.

Được biết động cơ AL-31F trang bị trên J-20 đang sử dụng cũng chính là loại được trang bị trên tiêm kích Su-35. Tuy nhiên hiệu suất của chúng không bằng AL-41F trang bị trên Su-57.

AL-41 là bản sửa đổi từ động cơ AL-31F, tuy có hiệu suất đẩy tốt hơn, nhưng chúng cũng chưa đủ chuẩn dành cho động cơ tiêm kích thế hệ thứ 5.

Nga đang hoàn thiện động cơ Izdeliye 30 để trang bị cho Su-57. Dù cả Nga và Trung Quốc đều chạy đua hoàn thiện động cơ cho tiêm kích thế hệ thứ 5, nhưng giới phân tích cho rằng Nga sẽ nhanh chóng về đích trước Trung Quốc.

Trong bối cảnh hiện tại những chiếc J-20 vẫn tiếp tục sử dụng động cơ AL-31F thay vì động cơ WS-15 nội địa vốn đầy lỗi và không an toàn khi sử dụng.

Trung Quốc rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc Nga trong lĩnh vực động cơ máy bay, nhưng vấn đề kỹ thuật dành cho động cơ máy bay, đặc biệt là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đang là bài toán nan giải đối với Bắc Kinh.

Tạm gạt qua vấn động cơ thì có vẻ J-20 lại được giới phân tích quân sự ngạc nhiên và đánh giá khá tốt về các thông số còn lại.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, với những tính năng ưu việt của mình, tiêm kích J-20 nội địa mạnh hơn hẳn Su-57 của Nga.

Trang Sina của Trung Quốc đưa ra là dù được sản xuất cùng thời, song chiến đấu cơ Nga gặp bất lợi lớn về mặt công nghệ.

Phần lớn công nghệ dùng để sản xuất Su-57 đều có từ thời Liên Xô cũ, trong khi đó J-20 lại ứng dụng hoàn toàn công nghệ mới do Trung Quốc phát triển.

Thậm chí Trung Quốc còn cho rằng, các thông số cơ bản của J-20 nhỉnh hơn F-22, F-35 Mỹ và vượt trội Su-57 Nga.

"Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 Mỹ, cũng như Su-57 Nga. Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại - tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình", trang Sina cho biết.

Tiêm kích J-20 có khả năng tuyệt vời về tính chất khí động và tàng hình. Ngoài ra việc kết hợp với siêu tên lửa mới PL-21 sẽ mang lại sức mạnh vượt trội so với tên lửa P-73 trên Su-57.

Rõ ràng Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng nể trong khoa học quân sự, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo máy bay.

Giới chuyên gia cho rằng, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ lại được các chuyên gia từ Ukraine trợ giúp, việc Trung Quốc vươn lên bằng Nga hoặc thậm chí nhỉnh hơn một số lĩnh vực hoàn toàn có thể xảy ra.

Hệ thống tác chiến điện tử trên J-20 được đánh giá rất đáng gờm với radar mảng pha điện tử chủ động có độ quét rất nhạy để phát hiện mục tiêu.

Nhưng giới phân tích tỏ ra thận trọng, họ cho rằng để đánh giá J-20 vượt trội so với Su-57 ngoại trừ động cơ vẫn còn là khá sớm khi mà Nga có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo chiến đấu cơ hơn Trung Quốc rất nhiều.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-ngoai-tru-dong-co-j-20-trung-quoc-vuot-su-57-nga-o-cac-thong-so-con-lai-post457847.antd