Ngoài Deutsche Bank, giới đầu tư còn lo gì khác ở châu Âu?

Theo MarketWatch, tuần qua, Deutsche Bank khiến các thị trường toàn cầu chao đảo, nhưng đó không phải là thử thách duy nhất.

Sau màn khởi đầu chậm chạp, nỗi lo về sự ra đi sắp tới của Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), Brexit, giờ đây đang tạo ra các nỗi sợ. Nước Ý thì đang hướng tới một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mà có thể sẽ khiến cho các mối quan hệ về kinh tế và chính trị trong khu vực đồng tiền chung Euro trở nên lỏng lẻo hơn.

Trong khi đó, nhiều người ngày càng tỏ ra nghi ngờ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – và các nhà làm chính sách tiền tệ toàn cầu khác sắp hết các công cụ được sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế và tình trạng lạm phát thấp dai dẳng. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi giới đầu tư đang cảm thấy hơi bất an.

1. Cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp của nước Ý

Người dân Ý đang trông đến ngày 04/12 để bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về những cải cách hiến pháp, điều mà sẽ giúp tinh giản cơ quan lập pháp của quốc gia này. Trước đó, Thủ tướng Matteo Renzi từng cho biết ông sẽ từ chức trong trường hợp kết quả cuộc bỏ phiếu là “No”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, một nguồn rủi ro tiềm ẩn khác lại là: nếu người dân Ý từ chối cải cách thì có thể sẽ dẫn đến các cuộc bầu cử sớm hơn dự định.

Lý do xuất phát từ nỗi lo sợ xu hướng “chủ nghĩa dân túy” từng dẫn tới Brexit và sự trỗi dậy của Donald Trump có thể khiến cho phong trào phản đối EU trở nên mạnh mẽ. Một cuộc bỏ phiếu cho kết quả “Không” sẽ vẫn khiến cho kịch bản “ra đi” của Ý là xa vời, nhưng tỷ lệ chống đối đồng Euro tương đối cao ở quốc gia này có thể sẽ gây nên nhiều lo ngại (xem hình).

Ý là quốc gia trong eurozone có tỷ lệ ủng hộ đồng Euro thấp nhất.

Còn với các chuyên gia phân tích tại HSBC, một kết quả “Yes” sẽ có thể giúp các cổ phiếu Ý hồi phục, trong khi một kết quả “No” cùng với sự từ chức của ông Renzi “sẽ là một sự kiện bất lợi lớn cho nước Ý, với những tác động cho một châu Âu rộng lớn hơn”.

Chỉ số FTSE MIB của Ý hiện giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chỉ số Stoxx 600 giảm 6.2%.

2. Brexit “cứng”

Các thị trường tài chính, trừ đồng bảng Anh, và dữ liệu kinh tế đã bình tĩnh đương đầu với kết quả cuộc bỏ phiếu hôm 23/6 vừa qua – có lẽ vì chưa có nhiều diễn tiến thật sự. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ thay đổi sau khi Thủ tướng Anh Theresa May hôm Chủ nhật vừa qua đã cho biết Luân Đôn sẽ bắt đầu lộ trình ra đi vào cuối tháng 3 năm sau. Ngay hôm sau, đồng bảng Anh đã giảm mạnh so với đồng USD và đồng Euro.

Ngoại trừ đồng bảng Anh, các thị trường tài chính và dữ liệu kinh tế đã lấy ngày 23/06 (ngày Anh quốc bỏ phiếu rời EU), có lẽ vì chưa có nhiều tiến trình về việc Anh tách khỏi EU diễn ra. Ngày đó sẽ thay đổi sau khi Thủ tướng Anh Theresa May, hôm Chủ nhật vừa qua, đã cho biết London sẽ bắt đầu lộ trình ra khỏi EU vào cuối tháng 3/2017. Ngày hôm sau, đồng Bảng Anh đã giảm mạnh so với đồng USD và đồng Euro.

Hơn nữa, bà May còn phát đi tín hiệu rằng Chính phủ không có ý định từ bỏ quyền hạn chế việc nhập cư từ các nước EU vào Anh – một động thái có thể mang lại bất lợi lớn hơn cho nền kinh tế Anh trong tương lai gần, vì 27 thành viên còn lại của EU không chắc sẽ cho phép Anh duy trì sự tiếp cận thị trường châu Âu nếu họ vẫn khăng khăng giữ chính sách kìm hãm nhập cư của mình.

“Trong kịch bản này, nước Anh sẽ phải đối mặt với biểu Thuế Đối ngoại chung của EU, là một danh sách phức tạp gồm tất cả các loại thuế khác nhau đánh trên tất cả các mặt hàng nhập khẩu, trong đó thực phẩm là 15%, xe hơi 10% và các phụ tùng xe hơi 5%. Đừng nên mắc sai lầm trong chuyện này, kinh tế Anh sẽ phải chịu hậu quả nặng nề đấy”, Erik Nielsen, chuyên gia kinh tế trưởng tại UniCredit lưu ý.

3. ECB sẽ làm gì tiếp theo?

“Những nỗ lực kích thích mạnh mẽ của ECB đã diễn ra đồng thời với sự tăng trưởng tín dụng tiêu dùng trở lại trên khắp khu vực này, trong khi lượng mua trái phiếu doanh nghiệp đã giúp giảm chi phí tín dụng cho các tập đoàn, và điều đó được sự gia tăng trong tiêu dùng hỗ trợ”, các chuyên gia phân tích của Pavilion viết..

Dẫu vậy, các chuyên gia của Pavilion cho rằng những lo ngại vẫn còn. Sản xuất công nghiệp, tăng trưởng sản lượng và tăng trưởng lương bổng đều đang mất đà tăng hoặc bị chùng xuống, trong khi đó những tài sản phù hợp cho ECB mua lại đang cạn kiệt.

“Dù kích thích tài khóa sẽ mang lại một giải pháp mạnh mẽ, nhưng hiện có nhiều rào cản chính trị cho một sự mở rộng lớn hơn”, họ nói.

Các nhà phân tich của Pavilion cho biết họ vẫn giữ thái độ tích cực về châu Âu, nhưng muốn thấy câu trả lời của những nhà làm chính sách với thử thách này. Họ cho rằng mối quan ngại lớn nhất là xoay quanh nước Ý và sự cần thiết phải mở rộng chương trình nới lỏng định lượng của ECB.

“Nếu không có một kết quả tích cực trong cả hai trường hợp, chúng tôi tin rằng sự chia rẽ trong giao thương ở châu Âu có thể sẽ trở lại. Chúng tôi hiện chưa thay đổi quan điểm, nhưng vẫn để mắt tới những rủi ro quan trọng này”, họ viết./.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/ngoai-deutsche-bank-gioi-dau-tu-con-lo-gi-khac-o-chau-au--20161008091827854p4c145.news