Ngỡ ngàng với 'hành vi đồng tính' ở động vật

Hiện tượng ghép đôi đồng tính được ghi nhận ở khoảng 1.500 loài động vật, từ côn trùng, cá, chim tới cho tới động vật có vú.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng 90% hành vi quan hệ của hươu cao cổ đực là quan hệ đồng giới. Hành vi thể thiện tình cảm của hươu cao cổ đực là dùng cổ xoắn vào cổ đối phương hoặc âu yếm dọc cổ "người tình đồng giới". Màn dạo đầu này có thể kéo dài vài giờ trước khi giao phối qua đường hậu môn. (Ảnh: NPL)

Một nghiên cứu chỉ ra rằng 90% hành vi quan hệ của hươu cao cổ đực là quan hệ đồng giới. Hành vi thể thiện tình cảm của hươu cao cổ đực là dùng cổ xoắn vào cổ đối phương hoặc âu yếm dọc cổ "người tình đồng giới". Màn dạo đầu này có thể kéo dài vài giờ trước khi giao phối qua đường hậu môn. (Ảnh: NPL)

Các nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 8% cừu đực trong đàn thích đồng loại cùng giới. Các nhà khoa học cũng tin rằng những con cừu đồng tính có cấu trúc não khác biệt và giải phóng ít hormone giới tính. Theo Giáo sư người Mỹ Charles Roselli, người trực tiếp nghiên cứu não bộ cừu tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, xu hướng tính dục của cừu được quyết định trong bụng mẹ. "Testosterone quyết định 'tính nam' trong não bộ cừu nhưng nồng độ hormone này của cừu đực trong bụng mẹ không cao nên chúng không hứng thú với con cái", ông cho hay. (Ảnh: Getty)

Cá heo mũi chai đực và cái đều thể hiện hành vi đồng tính luyến ái. Một nghiên cứu cho biết, khoảng 50% cá heo mũi chai đực thường xuyên quan hệ tình dục với đồng loại cùng giới. Chúng tin rằng sự gần gũi này sẽ giúp tăng tính đoàn kết các cá thể trong những đoàn nhỏ. (Ảnh: PA)

Đồng tính luyến ái cũng khá phổ biến ở sư tử. 2 tới 4 con đực thường tạo thành một liên minh để cùng tán tỉnh con cái. Chúng hỗ trợ nhau để chống lại các liên minh khác. Để tăng tính đoàn kết trong liên minh của mình, lũ sư tử đực thường quan hệ tình dục với nhau. Các nhà khoa học thường gọi hành vi này là "tình anh em" thay vì ghép đôi đồng tính. (Ảnh: DW)

Hành vi ghép đôi đồng giới của bò rừng bison thậm chí còn phổ biến hơn ghép đôi khác giới. Nguyên nhân là bởi con cái chỉ giao phối với con đực 1 năm 1 lần. Trong mùa giao phối, những con đực bị thôi thúc tham gia vào các hoạt động giao cấu với cá thể cùng giới nhiều lần trong ngày. Thống kê cho thấy hơn 50% hành vi quan hệ của bò rừng bison đực là quan hệ đồng giới. (Ảnh: NPL)

Cả khỉ đực và khỉ cái đều tham gia vào các hành vi đồng giới. Trong khi hành vi này không quá phổ biến với khỉ đực, khỉ cái lại hình thành liên kết mãnh liệt với nhau và thậm chí ghép đôi như vợ chồng. Trong một số quần thể khỉ, hành vi đồng tính luyến ái ở con cái không chỉ phổ biến, mà còn là chuẩn mực. Khi không giao phối, những con cái này ở gần nhau để ngủ, chải chuốt và bảo vệ nhau khỏi những kẻ thù bên ngoài. (Ảnh: PA)

Giống như nhiều loài chim, thiên nga trở thành một đôi thường gắn bó với nhau trong nhiều năm. Nhiều trong số chúng chọn bạn tình đồng giới. Trên thực tế, khoảng 20% các cặp thiên nga là cặp đôi đồng tính. Đôi khi, một con thiên nga trong cặp "đực-đực" vờ kết đối với con cái, sau đó chiếm lấy ổ trứng rồi đuổi con này đi. Trong một số trường hợp khác, vài cặp thiên nga đực sẽ đi cướp trứng của gia đình thiên nga bình thường. (Ảnh: PA)

Theo Song Hy/VTC News

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ngo-ngang-voi-hanh-vi-dong-tinh-o-dong-vat/20200410063238147