Ngỡ ngàng lý do khiến Nga 'khai tử' hai siêu hạm hạt nhân

Dẫu vì lý do gì, việc Hải quân Nga 'khai tử' hai tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov là một quyết định đáng tiếc. Bởi chỉ sức mạnh của một chiếc đã đủ để 'cân' cả hạm đội tàu sân bay Mỹ.

 Theo tờ Izvestia, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định khai tử hoàn toàn hai chiến hạm Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev thuộc lớp tàu tuần dương hạng nặngCó thể bạn quan tâm chạy bằng năng lượng hạt nhân Đề án 1144 Orlan (NATO gọi là lớp Kirov). Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo tờ Izvestia, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định khai tử hoàn toàn hai chiến hạm Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev thuộc lớp tàu tuần dương hạng nặngCó thể bạn quan tâm chạy bằng năng lượng hạt nhân Đề án 1144 Orlan (NATO gọi là lớp Kirov). Nguồn ảnh: Wikipedia

Đây là quyết định gây bất ngờ với giới quân sự vì trước đó BQP Nga đã lên kế hoạch và đang trong quá trình thực hiện việc hiện đại hóa hai chiếc tàu tuần dương khổng lố có sức mạnh tương đương cả một hạm đội này. Lý do được cho là do vấn đề kinh phí hiện đại hóa quá lớn khiến BQP Nga chùn bước và ra quyết định đau đớn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Về số phận hai con tàu sau khi loại biên chế, dự kiến năm 2021 họ sẽ phá hủy cả hai với chi phí thực hiện mỗi chiếc ước tính gần nửa tỷ rub. Quả thực, đây là quyết định đáng buồn của BQP Nga khi họ “cắt bỏ” hai “khẩu đại bác thần công hạt nhân” có thể hủy diệt mọi tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đô đốc Ushakov (tên cũ là Kirov) được khởi đóng năm 1974, chính thức biên chế tháng 12/1980, còn Đô đốc Lazarex (tên cũ là Frunze) khởi đóng năm 1978, chính thức biên chế tháng 12/1984. Với quyết định trên, Hải quân Nga hiện chỉ còn một chiếc thuộc Đề án 1144 Orlan hoạt động mang tên Pyotr Velikiy, còn một chiếc khác mang tên Đô đốc Nakhimov đang trong quá trình đại tu nâng cấp. Hi vọng rằng Hải quân Nga sẽ không vì kinh phí mà cắt nốt chiếc thứ 3. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tàu tuần dương tên lửa trang bị động cơ hạt nhân thuộc đề án 1144 Orlan hiện được coi là chiếc tàu chiến lớn nhất, nặng nhất thế giới vào thời điểm đó, kích cỡ tương đương tàu sân bay hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov (project 1144 Orlan) có lượng giãn nước 28.000 tấn (toàn tải), dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn 710 người. Nguồn ảnh: Wikipedia

Không chỉ là tàu chiến có kích cỡ lớn nhất, Kirov còn giữ ngôi vị là tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới. Con tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tuần dương hạm lớp Kirov trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới đủ sức tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên biển, trên không từ tầm gần tới tầm xa. Các hệ thống tên lửa chống tàu, phòng không đều được bố trí trong hệ thống ống phóng thẳng đứng đặt ở boong trước tàu. Trong ảnh là các hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit (20 quả), 96 tên lửa đối không tầm xa S-300F, 128 tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tên lửa hành trình tầm xa P-700 Granit có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 600km, mang đầu đạn thuốc nổ thường 750kg hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa tốc độ vượt âm P-700 Granit được xem là một trong những “sát thủ diệt tàu sân bay” mạnh nhất của Nga. Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa P-700 Granit. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal, có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 45km. Nguồn ảnh: Wikipedia

Boong đuôi tàu còn trang bị sân đỗ trực thăng và nhà chứa đáp ứng yêu cầu hoạt động của 3 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27/28. Nhắc đến vũ khí săn ngầm, Kirov có thể coi là “cơn ác mộng” với bất kỳ hạm đội tàu ngầm nào trên thế giới. Trên tàu Kirov trang bị: 1 bệ rocket săn ngầm RBU-1000 cỡ 305mm, 2 bệ RBU-12000 cỡ 254mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Type 53 hoặc tên lửa chống ngầm RPK-2). Nguồn ảnh: Wikipedia

Toàn cảnh tuần dương hạm hạt nhân độc nhất thế giới của Hải quân Nga nhìn từ trên cao với kiến trúc thượng tầng đồ sộ. Thiết kế này nhìn chung khiến con tàu trở thành “dấu chấm” lớn trên màn hình hiện sóng radar của đối phương. Tuy nhiên, mọi kẻ thù phát hiện ra Kirov thì nên “lỉnh” cho nhanh nếu không khó mà “bảo toàn mạng sống”. Nguồn ảnh: Wikipedia

Kirov có thể đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động lý thuyết là không giới hạn nhưng vẫn có giới hạn vì vấn đề lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống trên tàu tuần dương. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo kienthuc.net.vn

Cột tin quảng cáo

loading...

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/ngo-ngang-ly-do-khien-nga-khai-tu-hai-sieu-ham-hat-nhan/20190430065542464