Nghiên cứu kéo dài 75 năm từ Đại học Harvard: Có 4 kiểu gia đình khiến con học ngày càng thụt lùi

Đằng sau những điểm số ngày càng tồi tệ thực chất là liên quan đến cách giáo dục sai lầm của gia đình.

Một buổi tối tại trung tâm thương mại, câu chuyện của hai mẹ con đã gây chú ý với mọi người. Đứa trẻ, trông có vẻ là học sinh cấp 1 đang ăn, trong khi người mẹ cầm một tờ giấy, chăm chú xem.

Người mẹ bắt đầu cằn nhằn, giọng nói ngày một to hơn. Sau đó, cô ấy cố gắng hít thở sâu để bình tĩnh lại, rồi bắt đầu hỏi đứa trẻ: "Mẹ đã hướng dẫn con làm bài toán này ba hoặc bốn lần trước kỳ thi. Tại sao nó sai? Tại sao hai phương pháp cộng trừ đơn giản nhất lại sai? Có phải là quá bất cẩn không?".

Đứa trẻ ăn với tốc độ chậm hơn, cầm miếng khoai tây chiên trên tay và chơi nhưng không có phản ứng gì. Thấy con không đáp lại, người mẹ không kìm chế được xúc động, giọng gay gắt: "Sao con lại dốt thế hả con? Có phải con không có não không? Con lợn còn thông minh hơn nhiều"... Những người xung quanh ái ngại trong khi cậu bé im lặng. Khuôn mặt cậu đỏ bừng, đôi mắt rưng rưng, môi cắn chặt, đầu càng cúi xuống, cơ thể thậm chí còn có chút run rẩy.

"Sao con lại dốt thế hả con"? - câu nói "bình thường" nhiều cha mẹ thường dành cho những đứa trẻ. (Ảnh minh họa)

"Sao con lại dốt thế hả con"? - câu nói "bình thường" nhiều cha mẹ thường dành cho những đứa trẻ. (Ảnh minh họa)

Người mẹ hoàn toàn không nhận thấy điều này, cô bắt đầu nói về số tiền đã được dành cho việc học thêm, bao nhiêu khó khăn mà cô ấy đã phải trải qua và những lời lẽ xúc phạm càng lúc càng nhiều.

Người bạn bên cạnh không kìm được, thì thào: "Tôi thường đối xử với con tôi như thế này, nhưng bây giờ từ góc độ của người đứng cạnh tôi, tôi nhận ra rằng điều này thực sự tàn nhẫn".

Chỉ số thông minh của hầu hết trẻ em gần như giống nhau, nguyên nhân khiến trẻ trở nên ngu ngốc khi học thực ra là do cha mẹ chúng.

Sau đây là 4 kiểu gia đình khiến trẻ càng học càng kém

Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 75 năm kể từ năm 1938, họ đã theo sát cuộc sống của 724 người tham gia. Cuối cùng, kết luận rằng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ em, ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường và giáo dục gia đình. Một số phương pháp giáo dục gia đình sẽ khiến trẻ ngày càng trở nên đần độn.

1. Không chú ý đến thói quen sinh hoạt của trẻ

Không có chế độ ăn uống hợp lý

Nhiều cha mẹ thừa nhận rằng họ hiếm khi hoặc thậm chí không nấu ăn ở nhà, thay vì đó thường đi ăn và gọi đồ ăn tới nhà, thậm chí họ dùng hàng chế biến sẵn thay cho bữa ăn thông thường trong các kỳ nghỉ.

Nếu chế độ ăn uống không đều đặn, đặc biệt là không có thói quen ăn sáng cơ thể sẽ lấy năng lượng của cơ bắp và gan để sử dụng. Khi đó, cơ bắp và gan sẽ rơi vào tình trạng quá sức với những biểu hiện như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt... Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu suất học tập khi trẻ mệt mỏi và không thể tập trung.

Không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Có một thí nghiệm về giấc ngủ trên hai nhóm học sinh - "Thí nghiệm về giấc ngủ của Sadf". Một nhóm trì hoãn việc ngủ nửa giờ so với nhóm còn lại. Kết luận đạt được thật đáng kinh ngạc, ảnh hưởng của nhóm người ngủ muộn tương đương với việc mất đi cơ hội học tập và phát triển trong hai năm.

Giáo sư Yvonne Kelly, khoa Dịch tễ học và y tế cộng đồng cho biết, việc cho trẻ đi ngủ có tác động đáng kể tới những hành vi. Nghiên cứu được tiến hành cho thấy, những em bé với giờ ngủ thất thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi, bao gồm: Hiếu động thái quá, khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Những triệu chứng này gần tương tự với sự mệt mỏi sau một chuyến bay dài.

Nghiên cứu cũng nhận thấy những trẻ có giờ ngủ không cố định hay đi ngủ sau 21 giờ tối thường có một nền tảng xã hội kém hơn và nhiều có khả năng hình thành các thói quen xấu.

2. Không rèn luyện khả năng làm việc nhà của trẻ

Ở Trung Quốc, hầu hết các yêu cầu của cha mẹ đối với con cái họ là: Chỉ cần học chăm chỉ và không cần làm việc nhà . Ngay cả việc mặc quần áo đơn giản nhất, buộc dây giày, xách cặp đi học đều do phụ huynh làm. Một trong những phát hiện quan trọng từ nghiên cứu kéo dài 75 năm do Đại học Harvard thực hiện là nếu trẻ em muốn thành công hơn khi lớn lên, chúng phải tham gia vào công việc nhà và tham gia càng sớm càng tốt.

Nếu trẻ em muốn thành công hơn khi lớn lên, chúng phải tham gia vào công việc nhà và tham gia càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)

Làm việc nhà có thể khiến bọn trẻ nhận ra rằng mình là một thành viên của gia đình, và mình phải trả công sức lao động tương xứng. Điều này cũng để trẻ tự lập và có trách nhiệm hơn, sẽ tích cực tham gia và đóng góp vào công việc sau này.

3. Không nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ

Nhà đầu tư huyền thoại Charlie Munger từng nói về việc đọc sách: "Không có người thông minh nào tôi gặp trong đời mà không đọc sách hàng ngày". Một cuộc khảo sát với hàng trăm tỷ phú và quán quân các kỳ thi tuyển sinh đại học cho thấy những người thành công về cơ bản đều có thói quen đọc sách mỗi ngày.

Một giáo viên lâu năm đã từng nói về việc 98% trẻ em trong lớp học có chỉ số IQ tương tự nhau. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập giữa một đứa trẻ thành tích tốt và ngược lại hầu hết là khả năng đọc hiểu.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các học sinh được làm quen với việc đọc sách trước 4 tuổi có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả các môn ở cấp tiểu học. Ngoài ra đọc sách còn giúp trẻ nắm bắt các khái niệm trừu tượng, suy nghĩ theo logic ở những tình huống khác nhau, nhận biết nguyên nhân - kết quả và học cách đánh giá sự việc. Cùng với việc đọc hiểu, trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, độ tập trung và khả năng ghi nhớ.

4. Không thể hiện tình yêu thương với con cái

"Khi không thể chịu được thất bại, trẻ sẽ có những hành động cực đoan", một nhà tâm lý học Trung Quốc nhận xét khi nước này liên tục có những học sinh cấp 2, cấp 3 tự tử vì điểm kém hoặc kết quả học tập không được như kỳ vọng.

Văn hóa Á Đông quen với việc bố mẹ áp đặt con cái và không giỏi thể hiện tình yêu với con. Điều này bị ảnh hưởng từ những quan niệm truyền thống "Yêu cho roi cho vọt". Cha mẹ nghĩ rằng để con cái trở nên tốt hơn họ sẽ phải nghiêm khắc và "keo kiệt" với chính lời khen của mình. Thậm chí nhiều người còn nói ra những lời xúc phạm hy vọng trẻ "biết xấu hổ mà dũng cảm vươn lên".

Đừng ngại thể hiện tình yêu thương con. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên những gì họ làm chỉ là ngày càng nới rộng khoảng cách với con cái. Thậm chí có nhiều trẻ lầm tưởng cha mẹ chỉ quan tâm tới điểm số mà không màng tới suy nghĩ của chúng. Điều này rất dễ dẫn đến hậu quả khó lường.

Ba câu hỏi các nhà nghiên cứu Đại học Harvard khuyên cha mẹ cần đặt cho mình để giáo dục con cái:

a. Điều nào quan trọng hơn sức khỏe thể chất, tinh thần và kết quả học tập của một đứa trẻ?

b. Bạn có thể chấp nhận rằng trong tương lai, đứa trẻ chỉ là một người bình thường không?

c. Bạn có thường quan tâm đến con mình từ trái tim và để ý đến suy nghĩ của con không?

Nếu trả lời đủ 3 câu hỏi này, tin rằng bố mẹ nào cũng hiểu nên thay đổi cách giáo dục con thế nào cho phù hợp.

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nghien-cuu-keo-dai-75-nam-tu-dai-hoc-harvard-co-4-kieu-gia-dinh-khien-con-hoc-ngay-cang-thut-lui-22202183153641275.htm