Nghiên cứu của CUHK về tầm quan trọng của Bản cáo bạch với kết quả huy động vốn qua IPO

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media Outreach – Nghiên cứu của Paul B. McGuinness, Giáo sư Khoa Tài chính tại Trường Đại học Trung Quốc của Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK), với tựa đề 'Risk factor and use of proceeds declarations and their effects on IPO subscription, price 'fixings', liquidity […]

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media Outreach – Nghiên cứu của Paul B. McGuinness, Giáo sư Khoa Tài chính tại Trường Đại học Trung Quốc của Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK), với tựa đề “Risk factor and use of proceeds declarations and their effects on IPO subscription, price ‘fixings’, liquidity and after-market returns” (tạm dịch: Yếu tố rủi ro và việc sử dụng các công bố và ảnh hưởng của chúng tới đăng ký mua cổ phần tại IPO, ấn định giá, tính thanh khoản và lợi nhuận sau khi lên sàn“) đã cho thấy cách thức công bố thông tin thế nào sẽ hình thành nguồn vốn huy động được từ việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và lợi nhuận của nhà đầu tư. Bài viết này được xuất bản lần đầu tiên trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc của Trường Kinh doanh thuộc CUHK: https://bit.ly/2KwDJcM.

Bài báo gần đây của Giáo sư Paul B. McGuinness trên Tạp chí Tài chính châu Âu đánh giá mối liên hệ giữa công bố thông tin dựa trên bản cáo bạch tự nguyện và một loạt các kết quả định giá IPO cho các nhà phát hành niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông (HKEX). Phần đáng kể trong các công bố này là kiến thức cần thiết cho một doanh nghiệp dự tính niêm yết trên thị trường cổ phiếu có tổ chức. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào được chấp thuận IPO, thì việc xuất bản bản cáo bạch niêm yết trước khi thực hiện IPO là việc phải làm để cung cấp thông tin cho người mua. Bản cáo bạch cung cấp thông tin có phạm vi rộng, bàn về trọng tâm kinh doanh của chủ thể niêm yết, quyền sở hữu, quản trị, ngành và nền tảng pháp lý, cũng như hiệu quả tài chính trước khi niêm yết. Là một tài liệu pháp lý, bản cáo bạch cung cấp hàng loạt thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sự thiểu sự bất đối xứng thông tin giữa chủ sở hữu nội bộ và các nhà đầu tư bên ngoài. Việc nghiên cứu cẩn thận các thông tin của bản cáo bạch như vậy có khả năng giúp giảm thiểu rủi ro lựa chọn bất lợi của nhà đầu tư. Hai trong số các lĩnh vực quan trọng cần xem xét về vấn đề này là tuyên bố của các tổ chức phát hành về các yếu tố rủi ro và kế hoạch sử dụng tiền huy động được. Thành phần công bố thông tin tự nguyện hoặc tùy ý sẽ liên quan đến mức độ chi tiết được tiết lộ. Cho dù tất cả các tổ chức phát hành cung cấp một số mức độ công bố về cả các yếu tố rủi ro và sử dụng quỹ theo kế hoạch, mức độ thông tin được công bố giữa các công ty IPO khác nhau cũng không giống nhau.

Liên quan đến tuyên bố về các yếu tố rủi ro, các tổ chức phát hành và cố vấn của họ thường tiết lộ về (1) yếu tố kinh tế vĩ mô (2) hoạt động kinh doanh (3) rủi ro của việc chào bán cổ phiếu. Đối với lĩnh vực công bố thứ hai về sử dụng tiền thu được theo kế hoạch, các tổ chức phát hành thường xuyên dành chi ít nhất một trong các khoản sau: (1) Nợ phải trả, (2) đầu tư mới (3) vốn lưu động. Trong nhiều đợt IPO, các tổ chức phát hành còn có ý định dành tiền huy động được cho cả ba mục đích kể trên. Vậy câu hỏi đặt ra sau đó là, làm thế nào để cách sử dụng tiền huy động được này tác động đến kết quả định giá?

Hệ quả liên quan bao gồm việc định giá chào bán cuối cùng, nhu cầu đăng ký IPO, lợi nhuận của nhà đầu tư ban đầu, biến động và thanh khoản cổ phiếu sau thị trường và lợi nhuận dài hạn. Một vấn đề quan trọng là, liệu công bố là ngoại sinh hay nội sinh. Công bố nội sinh giả định rằng, các tuyên bố dự đoán kết quả định giá tiếp theo. Công bố ngoại sinh cho thấy, tuyên bố tự nguyện định hình kết quả định giá. Trên thực tế, hầu hết các công bố đều có chứa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Do đó, thách thức là một trong việc xác định cái nào trong hai cái chiếm ưu thế. Tác giả báo cáo sẽ thảo luận thêm về chủ đề này sau trong báo cáo này.

Số lượng yếu tố rủi ro riêng lẻ cũng có tính giải thích đáng kể. Việc liệt kê các yếu tố kinh doanh dựa trên vấn đề toàn cầu tạo ra kết quả định giá đối kháng. Số lượng các vấn đề này gây ảnh hưởng ngắn hạn đến biến động trở lại. Mặt khác, các yếu tố rủi ro kinh doanh và toàn cầu có ít mối liên hệ với giá ban đầu, nhưng hiển thị mối liên kết tiêu cực mạnh mẽ với lợi nhuận dài hạn. Các cổ phiếu có các vấn đề này được dự báo trước về sự lựa chọn bất lợi, trong khi các cổ phiếu không có vấn đề này dự báo sẽ có tiềm năng phát triển bền lâu.

Đối với lĩnh vực công bố thông tin lớn thứ hai trong nghiên cứu của tác giả, việc dành khoản tiền huy động được lớn hơn cho đầu tư thực sự (hay trả nợ) sẽ hỗ trợ (hay làm suy yếu) việc đăng ký IPO. Do đó, giá chào bán cuối cùng có xu hướng cao hơn tại các công ty có ưu tiên rõ ràng các phương án tăng trưởng. Quá trình hình thành giá sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ từ kết quả này. Các công ty nhấn mạnh đến sự tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng đầu tư có nhiều khả năng định giá cổ phiếu mới tại ở mức cao. Các phát hiện trên mang lại giá trị quy tắc cho tổ chức phát hành và hỗ trợ các ngân hàng bảo lãnh phát hành: Dành sự quan tâm đặc biệt lớn cho các lựa chọn tăng trưởng thường làm gia tăng số tiền huy động được thông qua IPO.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, việc dành tiền huy động được nhiều hơn cho các lựa chọn tăng trưởng mang lại lợi ích cho người đăng ký, nhờ lợi nhuận ban đầu và sau thị trường được nâng cao sau đó. Ngược lại, sử dụng đòn bẩy lớn hơn tương quan với lợi nhuận ban đầu và sau thị trường yếu hơn. Hiệu ứng thanh khoản mạnh mẽ cũng rõ ràng. Việc phân bổ nhiều hơn số tiền thu được từ IPO để đầu tư làm cơ sở cho khối lượng giao dịch sau niêm yết ổn định hơn. Điều ngược lại sẽ xảy ra với các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng tiền huy động được để trả nợ.

Phân tích cũng đánh giá yếu tố rủi ro và các yếu tố quyết định sử dụng quỹ IPO. Ở một mức độ nào đó, việc quản lý rủi ro pháp lý của một tổ chức phát hành (và các ngân hàng tư vấn liên quan) xác định hình thức công bố thông tin. Trong một số hoàn cảnh nhất định, rủi ro pháp lý thúc đẩy công bố thông tin tự nguyện, trong khi mong muốn của một nhà phát hành muốn duy trì lợi thế cạnh tranh bằng cách tiết lộ thông tin có phần hạn chế. Kết quả thực nghiệm của Giáo sư Paul B. McGuinness cho thấy, các yếu tố rủi ro và việc sử dụng tiền trả nợ đều tăng tùy theo danh tiếng và uy tín của ngân hàng bảo lãnh được chỉ định.

Việc xác định số lượng yếu tố rủi ro và sử dụng tiền huy động được cũng phục vụ trong việc tạo ra các biến số quan trọng để đánh giá sâu về tính nhân quả trong nghiên cứu của Giáo sư Paul B. McGuinness. Các phương trình cơ bản giả định rằng, kết quả định giá IPO là một chức năng của hai mục công bố chính. Một cấu trúc như vậy giả định việc tiết lộ ngoại sinh. Tuy nhiên, luôn có khả năng các tuyên bố về số lượng yếu tố rủi ro và sử dụng quỹ dự đoán kết quả định giá tiếp theo. Nhìn chung, các kết quả cơ bản có vẻ linh hoạt với các biến số quan trọng.

Tóm lại, bài báo gần đây của Giáo sư Paul B. McGuinness đăng trên Tạp chí Tài chính châu Âu đưa ra hướng dẫn về cách thức thực hiện công bố thông tin của các công ty niêm yết hình thành nhu cầu của nhà đầu tư, xác định giá chào bán cuối cùng, định giá IPO, biến động sau thị trường, thanh khoản cổ phiếu và lợi nhuận dài hạn. Hình thức và mức độ công bố thông tin tự nguyện tác động đáng chú ý đến nhiều khía cạnh này. Do đó, các nhà đầu tư có thể muốn xem xét việc xem xét nội dung của các bản cáo bạch về yếu tố rủi ro và việc sử dụng quỹ. Nghiên cứu cũng cung cấp hướng dẫn cho người sáng lập và doanh nhân muốn thực hiện IPO. Trong số những điều khác, việc công bố thông tin cho thấy cam kết lớn hơn, do đó chi tiết về kế hoạch lựa chọn thực tế của nhà phát hành, hành động để hỗ trợ kết quả giá cả thuận lợi hơn. Trên hết, sự sôi động và quy mô của thị trường IPO địa phương làm gia tăng tầm quan trọng của những phát hiện mang tính thực nghiệm trong nghiên cứu của Giáo sư Paul B. McGuinness về công bố thông tin tại thị trường sơ cấp.

Thông tin về Trường Kinh doanh thuộc Đại học CUHK

Trường Kinh doanh của Đại học CUHK gồm 2 trường chuyên đào tạo hai ngành là kế toán; quản trị du lich và khách sạn, cùng 4 khoa là các ngành khoa học phục vụ việc ra quyết định và kinh tếquản lý (nguyên văn tiếng Anh là Decision Sciences and Managerial Economics), tài chính, quản lý và marketing. Được thành lập năm 1963 tại Hồng Kông, đây là đại học đào tạo kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh cao cấp (EMBA). Hiện tại, trường đang có 8 chương trình đào tạo cử nhân và 20 chương trình đào tạo cao học (thạc sỹ và tiến sỹ).

Theo xếp hạng các trường đào tạo MBA trên thế giới của tờ Financial Times là Financial Times Global MBA Ranking 2018, Trường Kinh doanh của Đại học CUHK đứng ở vị trí thứ 43; theo xếp hạng của Financial Times Global EMBA Ranking 2017, trường được xếp ở vị trí thứ 32 trên thế giới. Với hơn 35.000 cựu sinh viên tốt nghiệp (alumni), Trường Kinh doanh của Đại học CUHK là trường đại học có nhiều cựu sinh viên nhất ở Hồng Kông. Nhiều người trong số đó hiện là những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nổi tiếng. Trường Kinh doanh thuộc Đại học CUHK hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và cao học với Hiệu trưởng là Giáo sư Kalok Chan.

Thông tin chi tiết có tại địa chỉ www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc trên các mạng xã hội Facebookwww.facebook.com/cuhkbschool và LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680/

Giang Tran

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/nghien-cuu-cua-cuhk-ve-tam-quan-trong-cua-ban-cao-bach-voi-ket-qua-huy-dong-von-qua-ipo/579604.vnp