Nghị sỹ Mỹ: Ông Putin khống chế không gian hậu Xô Viết

Đòn tấn công mang tên 'nguy hiểm hóa tham vọng Putin' là cách trả đũa bất lực của Washington trong sự kiện Nga can thiệp bầu cừ Mỹ...

Georgian Journal ngày 8/2 đưa tin, phát biểu trước Quốc hội Gruzia, Nghị sĩ Mỹ Ted Poe, Chủ tịch Nhóm những người bạn Gruzia tại Quốc hội Mỹ nhận định Nga tấn công Gruzia là do Tổng thống Putin muốn khống chế không gian hậu Xô Viết.

“Nga là nước láng giềng nguy hiểm của Gruzia và Tổng thống Putin vẫn nuôi ước vọng khống chế không gian hậu Xô Viết, vì vậy đã quyết định cho tấn công Gruzia - một quốc gia dân chủ mạnh mẽ nhất trong khu vực”.

Dư luận hết sức bất ngờ trước nhận định của Chủ tịch Nhóm những người bạn Gruzia tại Quốc hội Mỹ về tham vọng của Tổng thống Putin và nguyên nhân của cuộc chiến tranh giữa Nga và Gruzia diễn ra 10 năm trước.

Nghị sĩ Mỹ Ted Poe

Theo giới phân tích, nhận định của ông Ted Poe không phải là hành xử của cá nhân ông ta, mà nó nằm trong chuỗi hành xử của Washington với vấn đề Nam Caucasus, trong đó đặc biệt là xung đột Nga - Gruzia.

Trong bối cảnh hiện nay, việc đưa ra nhận định nguy hiểm ấy cho thấy Washington nhắm tới ít nhất 2 mục tiêu mang tầm chiến lược nhằm gây bất lợi cho nền tảng quyền lực của Tổng thống Putin và gây bất ổn cho nước Nga trong thời bị cấm vận.

Thứ nhất, đây là một cách can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018 mà được dự báo là ông Putin sẽ tái đắc cử với chiến thắng vang dội.

Cho đến lúc này Washington gần như bất lực trong trả đũa Moscow về việc can thiệp bầu cử Mỹ, nên mọi hành động đáp trả hay trừng phạt đều diễn ra trong tư thế như bị bịt mắt.

Điều đó một phần do Washington không thể tìm ra cơ chế can thiệp bầu cử Mỹ của Nga, một phần là do Tổng thống Putin đã thành công trong việc gạt bỏ những yếu tố gây bất ổn cho bầu cử Nga.

Vì vậy, việc trả đũa của Mỹ chỉ xoay quanh việc nỗ lực làm giảm ý nghĩa chiến thắng của ông Putin mà thôi.

Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga dưới thời Tổng thống Yeltsin được xem là "bạn" của phương Tây, mà điều đó thể hiện rõ nhất qua việc G-7 sẵn sàng mở rộng thành G-8 để giúp Nga xuất hiện như một cường quốc.

Tuy nhiên, khi Tổng thống Putin nắm quyền, nước Nga đã trở thành đối thủ của Mỹ và đồng minh. Sự không thân thiện giữa Nga và phương Tây đã khiến nước Nga phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và bị đối phương buộc phải trả giá trong những nước đi bị nhìn nhận là mang tính thù địch với Washington và các đồng minh.

Washington tố cáo Kremlin can thiệp bầu cử Mỹ nhưng không thể chứng minh

Trường hợp cụ thể nhất là nước Nga bị trừng phạt trong vấn đề Ukraine mà ở đó Tổng thồng Putin đã đảm bảo chủ quyền quốc gia cho nước Nga, nhưng phải đánh đổi quá lớn bằng lợi ích dân tộc.

Bởi cấm vận của Mỹ và các đồng mninh đã gây tác hại rất lớn đối với nền kinh tế Nga, khiến GDP của nước Nga giảm gần 40%, kéo nguồn lực của xã hội Nga như lùi lại hàng thập kỷ.

Đây là cơ hội cho phương Tây "té nước theo cấm vận", trong đó làm sao cho người dân Nga hiểu rằng chỉ vì tham vọng của Tổng thống Putin mà nước Nga phải trả giá đắt, là yêu cầu với các đối thủ.

Và thực tế cho thấy dường như Washington đã khai thác theo hướng này nhằm tấn công vào nền tảng quyền lực của ông Putin, khiến cho mệnh đề “nước Nga luôn có Putin” không thể xác lập được khi Tổng thống Putin rời quyền lực.

Thứ hai, cộng hưởng tác hại từ trừng phạt của phương Tây, bằng cách làm cho những người anh em cũ xa lánh Nga để tránh trở thành nạn nhân của tham vọng Putin

Có thể thấy rằng, dù tương kế tựu kế thành công và đạt được những thành quả trong thời cấm vận, nhưng không thể phủ nhận trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã gây hại không nhỏ với nước Nga khi nguồn lực kinh tế bị kéo lùi hàng thập kỷ.

Khi nguồn lực của nước Nga giảm sút, lợi ích khai thác được từ nước Nga giảm đi thì cũng là lúc các đồng minh, đối tác của nước Nga có những chuyển động lệch pha, trong số đó có cả những đồng minh chiến lược.

Từ Kazakhstan đến Belarus, Armenia đều đã có những chuyển động lệch chuẩn Nga, mà không ít thì nhiều bị ảnh hưởng bởi lợi ích kinh tế. Armenia nhận viện trợ Mỹ hay Belarus miễn thị thực cho công dân 80 nước đều là những cảnh báo nguy hiểm.

Đặc biệt, những chuyển động lệch pha gần đây của Kazakhstan với Nga trong Cộng đồng kinh tế Á-Âu đã cho thấy lợi ích kinh tế khai thác được từ nước Nga thời cấm vận giảm đi dã ảnh hưởng tới vị thế của nước Nga với liên minh, đối tác.

Tổng thống Putin được cho là bậc thầy trong phản đòn của các đối thủ

Rõ ràng việc Washington cho rằng Tổng thống Putin có tham vọng khống chế không gian hậu Xô Viết là một đòn tấn công rất nham hiểm và lấy Chiến tranh Nga - Gruzia hay cuộc xung đột Nga - Ukraine để chứng minh là một cách thuyết phục nhất.

Trước nay, Tổng thống Putin được cho là hóa giải thành công gần như mọi ngón đòn mà đối thủ dùng để tấn công vào quyền lực của ông, liệu lần này ông có hóa giài được đòn tấn công nham hiểm mang tên "nguy hiểm hóa tham vọng Putin" không?

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nghi-sy-my-ong-putin-khong-che-khong-gian-hau-xo-viet-3353302/