Nghị quyết (dự thảo) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Thanh Hóa phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới phía Bắc của Tổ quốc đó là: tập trung lãnh, chỉ đạo phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế để tạo không gian mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sau 3 ngày làm việc (từ 26 đến 28/10), Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, với 448 đại biểu thay mặt cho gần 230.000 đảng viên trong tỉnh về dự đại hội đã đóng góp dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ 13 của Đảng với một số nội dung (sơ lược) sau:

Xác định nhiệm kỳ 2020 - 2025 có nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức đan xen, song với tinh thần chủ động sáng tạo quyết tâm cao nỗ lực lớn hành động quyết liệt Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc anh em. Thanh Hóa phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu: tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa lịch sử; khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng nông nghiệp là nền tảng công nghiệp năng lượng công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ logistic là đột phá. Du lịch là mũi nhọn.

Phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của tổ quốc. Đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân chung của cả nước.

Các chỉ tiêu chủ yếu: về kinh tế tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa bàn trên địa bàn bình quân đạt 11 % trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong năm 2025: nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 5,9 %; Công nghiệp xây dựng chiếm 53,8 %; Dịch vụ chiếm 30,5 %; Thuế sản phẩm chiếm 9,8 %; Bình quân đầu người năm 2025 đạt 5200USD/người/năm trở lên; Tổng huy động vốn đầu tư toàn tỉnh 5 năm đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hằng năm đạt 10 % trở lên; Kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 8 tỷ; Sản lượng lương thực hằng năm ổn định ở mức 15.000.000 tấn; Số doanh nghiệp thành lập mới 5 năm đạt 15.000 doanh nghiệp; Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 40 % trở lên; Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 tăng thêm 32.000 hecta...

Biểu quyết Nghị quyết dự thảo tại Đại hội

Biểu quyết Nghị quyết dự thảo tại Đại hội

Về văn hóa xã hội: tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm giảm dưới 1% tỷ lệ hộ nghèo; bình quân hằng năm theo tiêu chí mới của giai đoạn 2021 - 2025 từ 1,5 % trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 75 %, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đến năm 2025 đạt 30%; Năm 2025 đạt trên 95 % số bác sĩ/một vạn dân, 81 % trường đạt chuẩn quốc gia, 100 % số xã phường thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, 20 % xã, phường, thị trấn cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu...

Về môi trường đến năm 2025: tỷ lệ che phủ rừng đạt 54 %, 98,5 % trong đó có 65 % dân số nông thôn sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của bộ y tế, 90 % chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý, hằng năm có 80 % xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT...

Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: hằng năm kết nạp 3.000 đảng viên mới trở lên, 80 % tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Phương châm hành động của nhiệm kỳ 2021 – 2025 là “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”. Tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện 6 chương trình trọng tâm tạo động lực cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững gồm: phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; phát triển du lịch; nâng cao chất lượng văn hóa giáo dục y tế; phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền núi của tỉnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ.

Ba khâu đột phá: phát triển hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn và đột phá về nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, chủ động tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội...

Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ XIX tặng hoa cho nguyên Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ XVIII

Giải pháp của Nghị quyết dự thảo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX:

Để Thanh Hóa phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới phía Bắc của tổ quốc: tập trung lãnh, chỉ đạo phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng (Sầm Sơn và TP Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Lam Sơn) và 6 hành lang kinh tế, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển TP Thanh Hóa, Sầm Sơn; đầu tư, khai thác Khu công nghệ cao Lam Sơn, cảng hàng không Thọ Xuân, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo làm trung tâm giao thương hàng hóa với nước bạn Lào. Khai thác triệt để Khu kinh tế Nghi Sơn, chú trọng thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, khai thác hiệu quả lợi thế của cụm cảng nước sâu Nghi Sơn để phát triển mạnh dịch vụ, vận tải biển. Xây dựng trung tâm logistic cấp vùng hạng 1 tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Ban hành chính sách mở thêm các đường bay mới trong nước và quốc tế bến Cảng hàng không Thọ Xuân...

Phạm Ngọc

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/van-de-su-kien/nghi-quyet-du-thao-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tinh-thanh-hoa-lan-thu-xix-nhiem-ky-2020-2025-96960.html