Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng

Tại phiên bế mạc Đại hội XI của Đảng, sáng 19/1, Đại hội đã thông qua toàn vănNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Tại phiên bế mạc Đại hội XI của Đảng, sáng 19/1, Đại hội đã thông qua toàn vănNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam.

VietnamPlus trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIĐảng Cộng sản Việt Nam:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày12/01/2011 đến ngày 19/01/2011, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các vănkiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình,

Quyết nghị

I- Thông qua dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ đạo Bộ Chính trị, căn cứ Báo cáogiải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội, kết quả biểu quyết, để hoàn chỉnh và chínhthức ban hành.

II- Thông qua dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.

Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ đạo Bộ Chính trị, căn cứ Báo cáogiải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội, kết quả biểu quyết, để hoàn chỉnh và chínhthức ban hành.

III- Tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Nghịquyết Đại hội X (2006 - 2010) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011-2015 nêutrong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hôịXI:

1- Về đánh giá tình hình 5 năm 2006-2010

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất làdo ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, toànĐảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quantrọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội X; ứng phó có kếtquả trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước; cơ bảngiữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cácngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên. Đời sống của nhân dântiếp tục được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh đượctăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững;hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế củanước ta được nâng cao; phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dântộc tiếp tục được tăng cường; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạtmột số kết quả tích cực.

Kết quả đạt được trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X đã góp phần quantrọng vào việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế-xã hôị2001-2010 và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm cần quyết tâm khắc phục. Một sốchỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội X đề ra chưa đạt. Kinh tế phát triển chưa bền vững,chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ câúkinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm; chế độ phân phối cònnhiều bất hợp lý, phân hóa giàu nghèo tăng lên. Những hạn chế, yếu kém trong cáclĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ môitrường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạnxã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Thể chế kinhtế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sựphát triển. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộcchưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc,các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm. Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn địnhchính trị-xã hội.

Những hạn chế, yếu kém nói trên có nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh; sựchống phá của các thế lực thù địch; những yếu kém vốn có của nền kinh tế; nhưngtrực tiếp và quyết định vẫn là nguyên nhân chủ quan : Công tác nghiên cứu lýluận, tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thứctrên một số vấn đề cụ thể của công cuộc đổi mới còn hạn chế, thiếu thống nhất.Công tác dự báo trong nhiều lĩnh vực còn yếu. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,quản lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực và một số vấn đề lớn chưatập trung, kiên quyết, dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Tổ chức thựchiện vẫn là khâu yếu. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2- Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, có thể rút ramột số kinh nghiệm:

Một là, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đườnglối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩaMarx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội. Đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi thích hợp. Tích cực,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Mở rộng, pháthuy dân chủ phải gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương và ý thức trách nhiệm củamỗi công dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cả cộng đồng.

Hai là, phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triểnbền vững. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởnghợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường huy động các nguồn lực trongvà ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độphát triển kinh tế. Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng thời xây dựng, hoànthiện quan hệ sản xuất phù hợp; củng cố và tăng cường các yếu tố bảo đảm địnhhướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.

Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùngsâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm; gắn pháttriển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cườngquan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổquốc.

Bốn là, đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tưtưởng và tổ chức. Thật sự phát huy dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; giữvững nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết thống nhất, gắn bó mậtthiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vàonhân dân để xây dựng Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chínhtrị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, giỏi vềchuyên môn, nghiệp vụ; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sángtạo, bám sát thực tiễn đất nước; chú trọng công tác dự báo, kịp thời đề ra cácgiải pháp phù hợp với tình hình mới; tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sựđồng thuận cao, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội.

3- Dự báo tình hình thế giới và trong nước những năm sắp tới

Trên thế giới: Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ cónhững diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căngthẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnhthổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; cácyếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnhvực tài chính-tiền tệ, điện tử-viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tụcgia tăng.

Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốctế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế.Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quátrình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dùcó dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủnghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành,lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giưãcác nước, nhất là giữa các nước lớn có nhiều thay đổi. Cạnh tranh về kinhtế-thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, côngnghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các nước ngày càng gaygắt. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninhlương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽtiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giơívì hòa bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục pháttriển. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông - Nam Á vẫn sẽ là khuvực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranhchấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lựclượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, xây dựngcộng đồng, có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, song còn nhiều khókhăn, thách thức.

Ở trong nước những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986-2011) đã tạora cho đất nước lực và thế, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Nămnăm tới là giai đoạn kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi, lấy lại đà tăng trưởngsau thời kỳ suy giảm; sẽ thực hiện nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do songphương và đa phương; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinhtế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nước tađứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biếnphức tạp, không thể coi thường thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tếso với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suythoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cánbộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làmgiảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Các thế lực thù địch tiếptục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng cácchiêu bài "dân chủ," "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễnbiến", "tự chuyển hóa" có những diễn biến phức tạp.

Nhìn chung, những tình hình và xu hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ vàthách thức đan xen đối với sự phát triển của đất nước trong 5 năm tới.

4- Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015

Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là : Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đôíngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạonền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại.

Nhiệm vụ chủ yếu:

- Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tếtheo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giưãchiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảmphát triển nhanh và bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huyđộng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầnghiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa.

- Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhânlực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyếtvấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằngxã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chămsóc sức khỏe cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộcđồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo vệ môi trường, chủ động phòngtránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội,độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ngănchặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch;triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủđộng hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện,nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ,chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thựchiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân.

- Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tụcđổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát và tư tưởng;thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vữngmạnh, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếptục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015: 7,0-7,5%/năm. Giá trị giatăng công nghiệp-xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8-8%; giá trị gia tăng nôngnghiệp bình quân 5 năm 2,6 - 3%/năm. Cơ cấu GDP: nông nghiệp 17-18%, công nghiệpvà xây dựng 41-42%, dịch vụ 41-42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụngcông nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạchxuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằngđược xuất nhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. tỷ lệhuy động vào ngân sách nhà nước đạt 23-24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống4,5% GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỉ trọng laođộng nông-lâm-thủy sản năm 2015 chiếm 40-41% lao động xã hội. Thu nhập của ngươìdân nông thôn tăng 1,8-2 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015khoảng 1%. Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD. Tuổi thọ trungbình năm 2015 đạt 74 tuổi. tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm.tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42-43%.

Trong nhiệm kỳ khóa XI, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diệnviệc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báocáo chính trị, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trongthực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chứcvà hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước;

- Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giaothông, yếu tố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúctrong nhân dân;

- Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác độngtiêu cực của quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay;

- Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lôísống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội);

- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phíđể thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.

IV- Thông qua Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa X trình Đại hội XI. Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XItiếp thu ý kiến của Đại hội, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nâng caochất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ tới.

V- Thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi.

VI- Thông qua kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI gồm 200 đồngchí, trong đó 175 đồng chí Ủy viên Trung ương chính thức, 25 đồng chí Ủy viênTrung ương dự khuyết.

VII- Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và các cấp ủy, tổ chức đảng xâydựng chương trình hành động, các kế hoạch công tác để cụ thể hóa và tổ chức thựchiện thắng lợi đường lối và những chủ trương đã nêu trong các văn kiện Đại hôịXI.

VIII- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi toànĐảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài, tiếp tục phát huy truyềnthống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, năng động và sáng tạo,ra sức thi đua quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng,tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnhtoàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xãhội./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/nghi-quyet-dai-hoi-toan-quoc-lan-thu-xi-cua-dang/77948.vnp