Nghi phạm nghiện game, giấu cháu bé 5 tuổi để giải cứu lập công: WHO liệt kê 'nghiện game' là một loại bệnh tâm thần, có thể gây hàng loạt hậu quả khủng khiếp

Nhận ra được những hậu quả nghiêm trọng mà chứng nghiện game đem lại cho cuộc sống của giới trẻ, WHO đã đánh giá đây thực sự là một loại bệnh tâm thần.

Hàng loạt án mạng đau lỏng xảy ra khiến cho chúng ta phải nhìn nhận lại rằng chơi game online không đơn thuần là một hình thức giải trí. Nếu giới trẻ chìm đắm trong thế giới của những trò chơi này thì có thể hủy hoại cuộc sống của mình theo nhiều cách khác nhau.

Nhận ra được những hậu quả nghiêm trọng mà chứng nghiện game đem lại cho cuộc sống của giới trẻ, WHO đã đánh giá đây thực sự là một loại bệnh tâm thần.

Nghi phạm nghiện game, giấu cháu bé 5 tuổi để cùng mọi người đi giải cứu

Vài ngày gần đây, dư luận đang thực sự rúng động trước cái chết của cháu bé Hồ Trần Văn Đ. (5 tuổi, trú tại xã Quỳnh Tam, Quỳnh Lưu). D. được tìm thấy trong tình trạng đã tử vong dưới khe suối ở rừng núi cách nhà khoảng 10km, 2 tay bị trói và bị bịt miệng.

Ccháu bé Hồ Trần Văn Đ.

Ccháu bé Hồ Trần Văn Đ.

Nghi phạm của vụ án là nam sinh Đào Ngọc H. (học sinh lớp 11 trường THPT Quỳnh Lưu 4). Nghi can H. được xác định nghiện game online, H. thừa nhận đã bắt cóc cháu bé nhốt vào trong rừng như trong một trò chơi game để mọi người đi giải cứu.

Sau khi cháu bé Đ. mất tích, nam sinh H. thấy người nhà và cơ quan chức năng tập trung tìm kiếm nên sợ hãi và đã không dám đưa cháu Đ. về nhà dẫn đến cái chết của cháu Đ.

WHO liệt kê "nghiện game" là một loại bệnh tâm thần

Nhìn lại mới thấy, những vụ án mạng có liên quan đến chứng nghiện game thật sự không ít.

Trước đây vào ngày 11/03/2018 tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã xảy ra một vụ án mạng vô cùng đau lòng. Thủ phạm là LMQ (11 tuổi), chỉ vì tranh cãi về tên nhân vật trong game, Q đã dùng dao chém vào đầu bạn khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Ngày 20/04/2018, tại Thái Nguyên cũng có một án mạng khác liên quan đến nghiện game: 2 học sinh 13 tuổi là M và Q đã tàn nhẫn sát hại một người bà họ hàng chỉ để cướp tiền đi chơi game.

Không những vậy, nghiện game còn khiến cho bao cậu bé, cô bé phải nhập viện cấp cứu vì suy nhược cơ thể, trầm cảm, mệt mỏi...

Nhận ra được những hậu quả nghiêm trọng ấy, vào cuối tháng 5/2019 trong cuộc họp thường niên lần thứ 25 tại Thụy Sỹ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD).

Vào năm 2018, WHO cũng đã xếp chứng nghiện game vào dạng rối loạn tâm thần khi các chuyên gia y tế đều đồng thuận về những nguy cơ gây nghiện nghiêm trọng do việc thường xuyên chơi các trò chơi điện tử.

Rối loạn tâm thần do nghiện game là việc chơi game liên tục, thường xuyên, được ưu tiên hơn hẳn các hoạt động khác, bất chấp các hậu quả tiêu cực.

Trẻ nghiện game có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nào?

Theo Ths Ngô Anh Vinh (Khoa Sức khỏe vị thành niên) và bác sĩ Đỗ Tiến Sơn (Bệnh viện Nhi Trung ương), hậu quả nặng nề nhất mà trẻ nghiện game gánh chịu đó là các rối loạn về tâm lý.

- Trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình. Để có tiền chơi game, một số cá nhân còn có hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác.

Bên cạnh đó trẻ nghiện game còn có một số tác hại khác:

- Rối loạn giấc ngủ: Khi chơi game quá nhiều và bị ám ảnh, sức khỏe và não bộ của trẻ dễ bị suy nhược, không tập trung. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ gây suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ dẫn đến làm tổn thương thần kinh.

- Đau đầu do trẻ tập trung chơi và phải nhìn vào màn hình quá lâu. Trẻ cũng có thể mắc phải chứng khô mắt, đỏ mắt, đau lưng, đau tay, đau cổ do phải ngồi quá lâu ở một tư thế.

- Bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè vì ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người.

- Học hành giảm sút, chán học, bỏ học và thậm chí trẻ có thể bị lưu ban, bị đuổi học. Trẻ bỏ các công việc trong gia đình, thậm chí trẻ có thể lấy tiền học để chơi game thay vì nộp học phí cho nhà trường…

- Ngoài ra theo các bác sĩ, trẻ bị nghiện game có thể bị rối loạn tâm sinh lý do hưng phấn hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game hoặc bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật trong game. Khi đó, trẻ có xu hướng hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

3 dấu hiệu nhận biết mắc chứng nghiện game là gì?

Theo các bác sĩ, trẻ mắc chứng nghiện game thường có những dấu hiệu sau đây:

- Không thể điều khiển được bản thân khỏi game ví dụ như chơi bất cứ ở đâu, địa điểm, chơi liên tục, chơi bất kể lúc nào.

- Trẻ coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống, thay đổi các thói quen lành mạnh như ăn, tắm rửa, thể thao....

- Trẻ bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến, game vẫn trở thành thứ tiên quyết trong cuộc sống của trẻ.

Khi bố mẹ nhận thấy con có những dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

ĐỖ ĐỖ

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nghi-pham-nghien-game-giau-chau-be-5-tuoi-de-giai-cuu-lap-cong-who-liet-ke-nghien-game-la-mot-loai-benh-tam-than-co-the-gay-hang-loat-hau-qua-khung-khiep-22202010615512819.htm