Nghị lực của một phụ nữ khuyết tật

Đến phố Khu Tây, thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh) hỏi thăm chị Đặng Thị Thơm, hội viên phụ nữ trong khu phố ai cũng cảm phục nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu của gia đình chị. Bởi làm giàu với người lành lặn đã khó, còn với hai vợ chồng chị đều là những người khuyết tật thực sự là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo.

Chị Đặng Thị Thơm kiểm tra quy trình sản xuất tại xưởng may của gia đình.

Thăm nhàchị, chúng tôi cũng không khỏi ngạc nhiên trước cơ ngơi mà anh chị đang sở hữu.Tiếp chúng tôi, chị Đặng Thị Thơm vui vẻ cho biết: Vợ chồng tôi đều là ngươìkhuyết tật, chồng bị câm điếc bẩm sinh nên mọi công việc trong gia đình đều domột tay tôi lo liệu, kinh tế gia đình chỉ trông vào mấy sào ruộng nên cuộc sốnggặp nhiều khó khăn trong khi 3 người con ngày một khôn lớn, chi phí cho việchọc hành, chi tiêu trong gia đình ngày càng tăng, gia đình tôi luôn thuộc diệnhộ nghèo của thị trấn. Trước thực tế đó, tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làmgì để tăng thêm thu nhập cho gia đình, tạo điều kiện cho các con ăn học nênngười, thoát khỏi hộ nghèo.

Năm 2002,được chi hội phụ nữ khu phố tạo điều kiện cho vay vốn, chị Thơm mở một tiệm maynhỏ tại nhà, nhận may gia công các sản phẩm may mặc, tạo việc làm cho chồng vàtiện cho việc chăm sóc con nhỏ. Với đức tính cần cù và chịu khó, công việc củagia đình chị ngày một phát triển, việc làm đều đặn đã giúp thu nhập được cảithiện rõ rệt.

Cùng với việc tích cực tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, chị cònđược Hội Phụ nữ thị trấn Yên Ninh cho đi tham quan, học hỏi các mô hình HTX maymặc trong và ngoài tỉnh. Sau khi đi nghiên cứu thực tế lại được Hội Phụ nữ thịtrấn đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện chovay 50 triệu đồng từ quỹ cho vay hộ nghèo phát triển kinh tế, chị bàn với chồngthành lập HTX tiểu thủ công nghiệp và chị là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Có vốnchị đầu tư mở rộng nhà xưởng và mua thêm 30 chiếc máy may công nghiệp chuyêngia công hàng may mặc cho Công ty may Vĩnh Oanh (Nam Định). Tổ hợp may của giađình chị đã tạo việc làm thường xuyên cho 16 - 20 lao động, chủ yếu là phụ nữkhuyết tật với mức lương 3,5-4 triệu đồng/tháng, hiện nay gia đình chị đang nhậnmay thêm khẩu trang cho Công ty nhằm chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịchbệnh Covid-19. Không chỉ phát triển nghề may, chị còn mở rộng kinh doanh nhiêùngành nghề khác như: cơ khí, thủ công mỹ nghệ và tạo việc làm thêm cho nhiêùlao động địa phương.

Nhờ năng động, dám nghĩ dám làm, không khuất phục số phận,giờ đây gia đình chị Thơm đã thoát khỏi hộ nghèo, vươn lên có cuộc sống ổnđịnh. Hiện nay trừ chi phí mỗi năm gia đình chị thu nhập từ 150-180 triệu đồng.Hai người con lớn đã lập gia đình và có công việc ổn định, người con trai útmới hoàn thành nghĩa vụ quân sự hiện đang ở nhà phụ giúp mẹ công việc kinhdoanh của gia đình và mở thêm nghề mộc.

Với nhữngcố gắng nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, chị Thơm được bà con lối phố tin yêu, quýmến và thực sự là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo. Ghi nhậnnhững thành tích đạt được; năm 2018 chị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khenvì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh giai đoạn2016-2018. Vừa qua, nhân kỷ niệm 110 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tại hội nghịbiểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 do Hội LHPN huyện Yên Khánhtổ chức, chị vinh dự là đại biểu tham gia tham luận tại hội nghị về tấm gươngvượt khó vươn lên làm giàu.

Bài, ảnh:Tiến Đạt

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nghi-lyc-cua-mot-phu-nu-khuyet-tat-20200403090427845p12c17.htm