Nghi lễ cúng tế kỳ lạ của bộ tộc bí ẩn ở châu Phi

Nhiếp ảnh gia Vlad Sokhin ghi lại khoảnh khắc độc đáo trong nghi lễ của những người Nyau, một nhóm của thổ dân Chewa đang sống tại Mozambique, Malawi và Zambia.

Năm 2010, Sokhin bí mật xâm nhập một nhóm người Nyau để chứng kiến nghi lễ của họ. Từ năm 2010 tới 2011, Sokhin sống cùng những người này ở tỉnh Tete, Mozambique. Ông phải làm nhiều việc, bao gồm cả thợ mỏ để mưu sinh. Một ngày, một trong số các thổ dân yêu cầu Sokhin chụp ảnh các màn tế lễ nhân dịp mở cửa khu trại mới. Sokhin kể với CNN những điều ông đã trải nghiệm.

Năm 2010, Sokhin bí mật xâm nhập một nhóm người Nyau để chứng kiến nghi lễ của họ. Từ năm 2010 tới 2011, Sokhin sống cùng những người này ở tỉnh Tete, Mozambique. Ông phải làm nhiều việc, bao gồm cả thợ mỏ để mưu sinh. Một ngày, một trong số các thổ dân yêu cầu Sokhin chụp ảnh các màn tế lễ nhân dịp mở cửa khu trại mới. Sokhin kể với CNN những điều ông đã trải nghiệm.

Khi nghi lễ bắt đầu, tôi thấy các thổ dân mặc trang phục bằng da và đeo mặt nạ kỳ quái. Người dân địa phương thấy họ vội la hét và bỏ chạy.

Sau khi tìm hiểu, tôi phát hiện Nyau là một nhóm bí mật trong văn hóa của người Chewa, sống ở Mozambique, Malawi và Zambia. Nhiều người dân địa phương, bao gồm cả cảnh sát, rất sợ những người Nyau vì nghĩ họ nguy hiểm. Một trong những nhóm Nyau là “Kampini”. Họ đi trên đường và tấn công những người bắt gặp.

Một cảnh sát cho biết, Nyau không bao giờ bị luật pháp xét xử. Tuy nhiên, trong suốt thời gian ở cùng những người này, tôi chưa bao giờ nghe thấy sự cố nào có liên quan tới họ.

Tôi cũng chứng kiến Gule Wankulu, một nghi lễ tối mật của những người Nyau sau khi thu hoạch mùa màng. Trong tiếng Chewa, Gule Wankulu nghĩa là “Vũ điệu vĩ đại”. Nghi lễ này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa vào danh sách bảo tồn từ năm 2005.

Tôi mất hơn một năm để tìm hiểu thêm về các vũ công và có thể chụp ảnh họ. Tuy nhiên, thông tin về những người Nyau phải được giữ kín, ngay cả với người thân trong gia đình. Nếu một vũ công bị thương, những người khác sẽ nhanh chóng bao bọc anh ta để không ai có thể nhận ra.

Vũ công Nyau cũng có người hướng dẫn. Tôi gặp một thầy giáo tên là Ofis người Zinbawe. Ông ta chia sẻ một phần về các nghi lễ nhưng nếu muốn tìm hiểu thêm, tôi phải gia nhập hàng ngũ này.

Sau một thời gian, họ chấp nhận kết nạp tôi. Giống như họ, tôi cũng phải nhảy múa và thực hiện các nghi lễ. Tuy nhiên, bài học đầu tiên của tôi là hệ thống ám hiệu để mọi người nhận ra nhau dù không nhìn thấy mặt.

Tôi phải giết một con gà để trở thành Nyau. Những người cũ đánh tôi bằng gậy để cảnh báo trách nhiệm phải giữ bí mật về nhóm. Khi trở thành thành viên chính thức, họ cho tôi mặt nạ và dạy tôi nhảy.

Ngay cả khi trở thành một phần của Nyau, họ vẫn không cho tôi chụp ảnh. Phải mất nhiều tháng sau, tôi mới được phép tự do tác nghiệp.

Theo Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/nghi-le-cung-te-ky-la-cua-bo-toc-bi-an-o-chau-phi-1461833.html