Nghệ thuật tranh vẽ Phật giáo ở Tây Tạng - dấu ấn những công trình

Đền thờ là nơi khởi nguồn của lịch sử và văn hóa Tây Tạng, trong đó nghệ thuật vẽ tranh đóng vai trò chủ đạo trong lịch sử hình thành những công trình.

Kể từ khi Phật giáo phổ biến ở Tây Tạng, các bức tranh tôn giáo dần trở thành loại hình nghệ thuật đặc trưng. Trong đó tranh vẽ tường ở đền chiếm một vị trí quan trọng, với sự kế thừa và tích hợp truyền thống nghệ thuật thời tiền sử lẫn đương thời.

Hình ảnh bức tranh tường của đền thờ Qude ở Hạt Gongga. Ngôi đền sở hữu bức tranh tường lớn nhất và hoàn hảo nhất của "Trường Chin-Yi" ở Tây Tạng.

Hình ảnh bức tranh tường của đền thờ Qude ở Hạt Gongga. Ngôi đền sở hữu bức tranh tường lớn nhất và hoàn hảo nhất của "Trường Chin-Yi" ở Tây Tạng.

Hình ảnh ngôi đền Zhatang với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phong cách của bức tranh bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Ấn Độ, Nepal. Bức tranh được chạm khắc trên khuôn mặt vách đá tự nhiên.

Trước khi Phật giáo được truyền đến Tây Tạng, nghệ thuật bản địa ở đây đã có nền tảng phát triển lâu đời. Đến thế kỷ thứ V, khi Phật giáo được phổ biến rộng rãi, nghệ thuật tranh tôn giáo đã có sự giao thoa kết hợp giữa bản sắc văn hóa, để hình thành đặc trưng mang dấu ấn công trình của riêng Tây Tạng.

Hình ảnh tu viện Guge với bức trang tường theo phong cách Ấn Độ, Nepal, Kashmir và nghệ thuật bản địa của Tây Tạng

Tranh tường của đền Tây Tạng chủ yếu bao gồm các chủ đề tôn giáo và phi tôn giáo. Fresco là ngôi đền nổi tiếng với tranh vẽ tường thuộc nhiều chủ đề, nội dung phong phú và nghệ thuật tuyệt vời. Hình ảnh trên nói về bài kinh Shakyamuni của Sakyamuni.

Những bức tranh tường phổ biến trong các chủ đề tôn giáo bao gồm các câu chuyện về Phật giáo, tiểu sử cao và chân dung của Phật giáo, kiến trúc tôn giáo và các hoạt động tôn giáo, kinh điển Phật giáo, v.v...

Ảnh vẽ tường ở đền Tang Bohe, một trong những ngôi đền có lịch sử hàng ngàn năm.

Việc bố trí các bức tranh, thường tương tác với các chức năng tôn giáo khác nhau của kiến trúc đền thờ, nhằm nhấn mạnh bầu khí quyển tôn giáo. Hình ảnh bức vẽ được trang trí ở tu viện Tashilhunpo.

Hình ảnh tranh vẽ tường của tu viện Drepung, với màu sắc sống động, tính tương phản mạnh mẽ và mô tả tỉ mỉ.

Nghệ nhân đang sửa chữa bức tranh tại đền Chanzhu. Bức tranh mô tả một số lượng lớn các nhân vật, nội dung phong phú, kỹ năng tinh tế, và được xem là một kiệt tác của hội họa cổ.

Hình ảnh bức tranh tường ở Đền Xilu.

Tranh tường của Tây Tạng không chỉ có lịch sử phát triển và hình thành lâu dài, mà còn là sự kết tinh của nghệ thuật dân tộc với nghệ thuật bên ngoài. Tuy chịu ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật của Ấn Độ, Nepal, và Trung Trung Quốc thời nhà Hán… nhưng vẫn mang một nét Tây Tạng rất riêng.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật cắt giấy tuyệt đẹp

Mộc Liên

Nguồn Thế Giới Trẻ: http://thegioitre.vn/tin-tuc/xa-hoi/nghe-thuat-tranh-ve-phat-giao-o-tay-tang-dau-an-nhung-cong-trinh-47564.html