Nghệ thuật trang trí trang phục người Dao đỏ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ 5 huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên và Sơn Dương được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ ở Tuyên Quang có từ lâu đời, là kết quả của sự lao động cần cù, sáng tạo trong môi trường tự nhiên và không gian xã hội cụ thể.

Đại diện UBND và Sở VH-TT&DL tỉnh Tuyên Quang đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ bao gồm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi kèm. Mỗi trang phục có 5 màu cơ bản: đỏ, xanh, trắng, vàng, đen, trong đó chủ yếu là màu đỏ. Người Dao đỏ thường dùng vải lanh nhuộm chàm để may trang phục.

Trang phục truyền thống của người Dao đỏ.

Đồng bào người Dao ở Tuyên Quang hiện có khoảng 90.600 người; trong đó, người Dao đỏ sống tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Phú, Sinh Long, Năng Khả… của huyện Na Hang và xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình.

Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất, đồng bào Dao đỏ ở Tuyên Quang đã gìn giữ, sáng tạo và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt.

Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo và riêng biệt về văn hóa của người Dao đỏ là trang phục truyền thống và nghệ thuật trang trí trên trang phục.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ bao gồm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi kèm.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thế Giang - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết việc công nhận nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa lớn trong việc tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện năm 2019, chiều 12/10, các màn bay biểu diễn dù lượn trên cánh đồng xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang) thu hút đông đảo người xem.

Biểu diễn dù lượn trên cánh đồng xã Hồng Thái, huyện Na Hang.

Quá trình bay, hướng gió thay đổi liên tục nên các vận động viên phải có kỹ thuật bay chuẩn xác.

Việc tổ chức thành công bay dù lượn tại địa điểm xã Hồng Thái sẽ tạo điểm nhấn về du lịch mạo hiểm, thể thao mạo hiểm, nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến với Na Hang.

Anh Hùng

Từ khóa: Người Dao Na Hang Hoa Văn Lâm Bình Quả Bông Dao Đỏ Phi Vật Thể Cách Đoạn Tuyên Quang UBND Huyện Na Hang Trang Trí Di Sản Văn Hóa Thêu Vạn Hoa Xà Cạp Hoàng Anh Cương Y Phục Họa Tiết Hàm Yên Trang Phục

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/nghe-thuat-trang-tri-trang-phuc-nguoi-dao-do-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post316459.info