Nghệ sỹ Chaton: Tôi muốn mình như 'con mèo nhỏ' dễ thương

Sau gần một thập kỷ, anh quay trở lại nhưng sẽ có nhiều công chúng yêu nhạc của Việt Nam ắt hẳn vẫn chưa thể quên được giọng ca độc đáo, không thể trộn lẫn của người nghệ sĩ đa năng này. Anh chính là Simon Rochon Cohen.

Poster đêm nhạc Chaton được quảng cáo trong đêm nhạc tại sân khấu IDECAF (số 28 Lê Thánh Tôn- quận I - TP. HCM)

Với khuôn mặt đẹp với mái tóc xù bồng bềnh và khi biểu diễn, nhìn anh "phiêu" như mê hoặc… nhưng những điều đó không nói lên được chất nghệ sỹ và đam mê nghệ thuận trong con người của anh. Bởi hiện nay, giới mô điệu âm nhạc ở Việt Nam nói riêng và toàn cấu nói chung, lại biết đến anh với vai trò không chỉ là nhạc sỹ, nhà sản xuất Símeo, mà còn là ca sỹ với nghệ danh mới - Chaton.

TG&VN: Anh không chỉ là một nghệ sĩ nổi tiếng tại nước Pháp, mà tên tuổi của anh cũng không xa lạ với những ngườ yêu âm nhạc trên toàn cầu. Tuy nhiên, anh lại không xuất thân từ gia đình có truyền thống âm nhạc. Vậy còn đường đến với âm nhạc của anh như thế nào?

Chaton: Thật ra tôi nghĩ, không hẳn là sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc lại là hay. Bởi khi đó để tạo được một chỗ đứng cho mình, thường dễ bị nghĩ là “nhờ vả”, thậm chí có thể là cái “bóng” của một ai đó trong gia đình

Và khi gia đình tôi không có ai làm nghệ thuật, tôi lại thấy hay hay (cười) và có lẽ vậy, mà mọi người lại biết đến tôi như là người đã đi tiên phong theo con đường âm nhạc. Điều đó cũng cảm thấy thú vị.

Và để có được ngày hôm nay, thực sự tôi đã đến với âm nhạc từ khá sớm, 6 tuổi đã đã học nhạc lý, sau đó là piano, rồi ghi ta, rồi học hát. Rồi đến sau cái tuổi thiếu niên, tôi bắt đầu đi học âm nhạc điện tử và cho đến nay, tôi vẫn chưa bao giờ ngừng thôi học về nhạc.

Một Chaton, một chàng “hoàng tử tóc xù” sẽ tiếp tục đem đến cho khán giả Hà Nội những giai điệu và câu chuyện đầy mê hoặc (Ảnh: Bảo Lan)

Được bíet hơn 10 năm về trước, trong chuyến công diễn các nước châu Á, nhưng anh đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du ấy?

Tôi được biết một phần của lịch sử Pháp cũng có trong đó hình ảnh của Viêt Nam. Có lẽ tôi cũng yêu con người Việt Nam, sự kiên cường, than thiện và dễ mến, Và Việt Nam của các bạn cũng có rất nhiều cảnh đẹp, khiến những người trẻ như tôi thời đó muốn khám phá, muốn tự tìm câu trả lời. Do vậy, trước chuyến công diễn vòng quanh các nước Châu Á cách đây gần 1 thập kỷ, thì tôi đã từng đến Việt Nam.

Và vì có nhiều tình cảm với con người Viêt Nam, trong chuyến lưu diễn của mình qua các nước châu Á như: Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Bangladesh và Thái Lan… tôi đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên. Khi ấy tôi đang nghệ sỹ với nghệ danh là Siméo.

Và sau gần thập kỷ, anh quay trở lại Việt Nam với nghệ danh mới là Chaton? Lý do để anh thay đổi nghệ danh của mình và tại sao anh chọn cái tên Chaton mà không phải là cái tên nào khác?

Lần đó, tôi đến Huế biểu diễn và công chúng Việt Nam biết với cái tên Siméo. Đó thực sự là khoảng thời gian tôi cảm thấy thật thú vị, sự cuồng nhiệt của khán giả Việt Nam, luôn làm tôi nhớ đến các bạn. Tuy nhiên, cuộc sống và nghề nghiệp của mỗi người cũng luôn có những thay đổi. Vì vậy, sau chuyến lưu diễn Châu Á đó, tôi đã chuyển sang viết nhạc và sản xuất nhạc cho những tên tuổi khác. Khi đó, giới âm nhạc cũng biết đến tôi với tư cách nhà sản xuất âm nhạc – Siméo.

Sau khoảng thời gian dài tôi chỉ tập trung cho việc sản xuất nhạc, tôi lại muốn thay đổi mình và quyết định sẽ trở lại con đường ca hát. Và để tạo sự khác biệt cho mình và không lẫn lộn với danh xưng “nhà sản xuất âm nhạc Siméo”, nên tôi đã lấy tên Chaton.

Còn tại sao tôi lại lấy Chaton, tôi nghĩ không có từ nào dễ nhớ bởi sự đơn giản chỉ có vài âm từ. Và theo tiếng pháp Chaton có nghĩa là “con mèo nhỏ”, mà bạn biết rồi, con mèo nhỏ là vô cùng dễ thương phải không. (cười)

Đến thời điểm này, anh đã khẳng định tên tuổi của mình không chỉ ở Pháp, mà còn đối với những ai mộ điệu âm nhạc trên toàn cầu. Nhưng có lẽ bước đường làm nghệ thuật của anh ắt hẳn sẽ không dễ dàng?

Người Việt Nam có câu châm ngôn hay mà tôi rất thích, đó là “gian nan rèn luyện mới thành công”. Nên ngoài việc tôi chơi làm quen với âm nhạc từ rất sớm, ở tuổi lên 10 tôi cũng đã chơi piano và sau đó là nhiều nhạc cụ khác như guitar, trống và bộ gõ.

Ở tuổi niên thiếu, người ta đã đặt cho tôi biệt danh chàng “hoàng tử tóc xù”. Tôi cũng bắt đầu sáng tác cho những nhóm nhạc nghiệp dư ở tuổi hai mươi và album đầu tiên “Les ideés bleues” ra đời. Ba năm sau, album thứ hai mang tên “Envie” được bình chọn là album yêu thích tại hệ thống phân phối văn hóa phẩm lớn nhất của Pháp, La Fnac. Có lẽ nhờ cách sử dụng ca từ một mạc, thi vị, vần điệu nhịp nhàng, hòa quyện với những âm hưởng rap và reggae tạo nên sắc màu độc nhất vô nhị đã tạo cho tôi những thành công đáng kể.

Việc thành công có được từ những album đầu tay đã mang đến cho tôi cơ hội lưu diễn khắp nơi tại Châu Âu cũng như Châu Á. Chỉ trong vòng 6 năm, từ 2003 đến 2009, tôi cũng đã thực hiện gần 500 đêm diễn solo ở khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, nghệ thuật đem lại cảm xúc rất lớn cho người nghệ sỹ, khi bàn vui thì bạn mới có thể phiêu để hết cảm xúc của mình vào âm nhạc. Nên tôi nghĩ như vậy vẫn chưa đủ, tài năng cùng tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc và được “tôi dũa” mỗi ngày, mới là những yếu tố then chốt đem lại thành công.

Cảm xúc của anh đến Việt Nam lần này như thế nào và anh sẽ đem đến gì cho khán giả Việt Nam?

Tôi đến Việt Nam lần này nhân ngày Pháp Ngữ 2019 và nhờ có sự kiện này, mà tôi có mặt ở đây để biểu diễn, một đất nước mà tôi nghĩ không chỉ có tôi, mà rất nhiều người Pháp khác họ luôn dành tình cảm dù cách rất xa khoảng cách về địa lý.

Trong buổi trình diễn diễn ra tại Hà Nội sẽ có cuộc thi “hát với Chaton” dành cho các bạn trẻ yêu âm nhạc của tôi.

Quan trọng hơn nữa, lần này đến Việt Nam tôi được hát bằng chính ngôn ngữ tiếng Pháp, là tiếng mẹ đẻ của mình, điều đó giúp tôi có thể truyền tải được hết những càm xúc vào âm nhạc mà tôi muốn gửi gấm đến khán giả Việt nam.

Trong chuyến lưu diễn đến Đông Nam Á lần này và tại Việt Nam, khán giả Đà Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ và đặc biệt là Hà Nội sẽ được nghe những sáng tác mới nhất. Tôi hy vọng với những câu chuyện âm nhạc đầy mê hoặc, vừa mang âm hưởng rap, vừa mượt mà và đặc biệt là việc sử dụng auto-tune, khán giả sẽ được đắm mình trong những trải nghiệm sống, những giấc mộng và cả những ảo tưởng cùng nỗi cô đơn của người nghệ sỹ thông qua âm nhạc một cách chân thật nhất.

Anh vừa nhắc đến cuộc thi "hát với Chaton" tại đêm diễn ở Hà Nội. Anh muốn chia sẻ điều gì?

Đêm nhạc của Chaton đã diễn ra tại Cần Thơ ngày 10/03, tại Đà Nẵng ngày 12/03, TP. HCM vào ngày 16/03/2019 tại sân khấu IDECAF. Đặc biệt, đêm diễn tại Hà nội ngày 23/3, Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội - L’Espace sẽ tổ chức cuộc thi Hát với Chaton dành cho các tài năng trẻ tại Việt Nam với tổng trị giá giải thưởng lên đến 10.000.000 vnđ.

Nói về cuộc thi này, tôi thật sự đang rất náo nức và tò mò muốn biết và xem thử các bạn trẻ Việt Nam sẽ hát như thế nào khi các bạn ấy không phải là Chaton.

Các bạn trẻ có thể đăng ký tham dự miễn phí cuộc thi, xin đăng ký trực tuyến tại: https://goo.gl/forms/HhnoTAYmztlri7uq1 và Thông tin chi tiết về cuộc thi: https://www.facebook.com/EspaceHanoi/

Một câu hỏi riêng tư nếu anh không ngại, đó là áp lực và hỗ trợ từ gia đình đã tác động đến con đường nghệ thuật của anh như thề nào?

Tôi đã có những thành công đáng kể trong sự nghiệp của mình, chỉ trong vòng 6 năm, từ 2003 đến 2009, tôi đã thực hiện gần 500 đêm diễn solo ở khắp nơi trên thế giới…. Tuy nhiên, phần lớn những show diễn của tôi được thực hiện khi tôi chưa có người bạn đời của mình. Còn bây giờ, khi tôi đã có gia đình và một em bé được 2 tuổi, tôi đã cố gắng rất nhiều để giảm lượng công việc xuống và dành thời gian còn lại cho gia đình …

Đối với tôi, đó không phải là áp lực, mà là hạnh phúc, là niềm vui, là điểm tựa để nghĩ đến nếu công việc có gì đó không như ý…

Xin cảm ơn anh về buổi trò chuyện này. Chúc anh sẽ có một đêm diễn và một cuộc thi “Hát với Chaton” tại Hà Nội thật thành công.

Bảo Lan (thực hiện từ Tp. HCM)

Nguồn TG&VN: http://baoquocte.vn/nghe-sy-chaton-toi-muon-minh-nhu-con-meo-nho-de-thuong-89961.html