Nghệ sĩ Vũ Mạnh Dũng bị anh vợ đâm chết: Gặp người 'ngáo đá', xử lý thế nào?

Trong lúc không bình thường về tâm lý, người đàn ông tự đốt xe máy của mình và phá mái tôn trèo sang nhà em gái, đâm tử vong em rể là nghệ sĩ ưu tú Vũ Mạnh Dũng (công tác tại Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam).

Liên quan tới sự việc nghệ sĩ Vũ Mạnh Dũng bị anh vợ đâm chết, ngày 20/2, thông tin từ Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đơn vị đã khởi tố vụ án “Giết người”, giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Dương Quang Bình về tội “Giết người”.

Trước đó, khoảng 21h40 ngày 18/2, trong lúc không bình thường về tâm lý nghi do "ngáo đá" Bình đã tự đốt xe máy của mình dựng trước cửa nhà, sau đó phá mái tôn và trèo sang nhà em gái (số nhà 14, ngõ 609 Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm) dùng dao uy hiếp, đòi “xử” cả gia đình 6 người, trong đó có 3 cháu bé. Bình đã đâm anh Vũ Mạnh Dũng (42 tuổi, em rể của Bình) tử vong tại chỗ. Được biết, anh Vũ Mạnh Dũng là nghệ sĩ ưu tú, đang công tác tại Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam.

Qua sự việc này làm cách nào để nhận biết dấu hiệu, triệu chứng người bị ngáo đá và cách xử lý? An Ninh Thủ Đô đưa tin - Theo Tiến sĩ Trần Thị Hồng Thu người nghiện ma túy đá thường có những biểu hiện sau:

 Khu vực nơi xảy ra vụ việc.

Khu vực nơi xảy ra vụ việc.

1. Không có cảm giác ngon miệng

Một dấu hiệu chắc chắn bạn đang nghiện ma túy đá là bị giảm cân nhanh trong thời gian rất ngắn.

2. Mất tập trung

Lơ là việc học, năng suất công việc giảm và vắng mặt quá nhiều là một dấu hiệu chỉ điểm nghiện ma túy đá . Nhiều người không thể giữ được vị trí công việc tới 3 tháng.

3. Dấu hiệu “miệng meth”

Điển hình người nghiện ma túy đá bị sâu răng, đen răng, thiếu răng và nướu răng đỏ đau.

4. Ngửi thấy mùi nước tiểu mèo

Nghiện ma túy đá đổ mồ hôi rất nhiều và mùi giống như nước tiểu mèo.

5. Mùi răng bị hôi và thối

Người nghiện ma túy đá thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường có những mụn trứng cá lớn trên mặt.

6. Suy nghĩ hoang tưởng

Người nghiện thường có suy nghĩ hoang tưởng, nghi ngờ có người theo làm hại.

7. Không có nhu cầu ngủ

Luôn trong trạng thái tỉnh táo, có khi không cần ngủ tới cả tuần.

8. Nhiều mảnh giấy bạc

Trong nhà hoặc phòng ngủ rải rác các mảnh giấy bạc hình vuông bị cháy và các vỏ chai lavie hoặc ống hút được sử dụng để hút ma túy đá.

9. Ngứa ở nhiều vùng da

Ngứa tới mức không thể chịu đựng được, chà xát nhiều tới chảy máu.

10. Tâm trạng (cảm xúc) thất thường

Dễ cáu bẳn và suy nghĩ kỳ quặc. Khi thức dậy mỗi buổi sáng, việc đầu tiên là phải dùng ma túy đá. Cảm thấy không thể sống qua ngày nếu như không có ma túy đá (đây là dấu hiệu nghiện mức độ nặng).

11. Cơ thể gặp ảo giác của hội chứng "kiến bò dưới da".

12. Hay bị chảy máu mũi

Nếu những con nghiện “đập đá” bằng cách hít thuốc qua đường mũi, họ rất hay bị chảy máu mũi. Methamphetamine khi tiếp xúc bên ngoài có thể ăn mòn vách ngăn bên trong niêm mạc mũi, lâu dần dẫn tới hiện tượng chảy máu cam thường xuyên và thậm chí bị bỏng ngoài da.

Xử lý an toàn khi bị đối tượng “ngáo đá” khống chế

TS Đoàn Văn Báu, chuyên gia tội phạm học chia sẻ, trường hợp bất ngờ bị đối tượng khống chế, không kịp chạy thoát, chống trả, cần phải nương theo, làm theo yêu cầu của đối tượng, phải trấn tĩnh không được la hét, gào khóc sẽ càng làm cho đối tượng bị kích động dễ có hành vi nguy hiểm gây thương tích.

Khi đối tượng có biểu hiện bình tĩnh hơn, cần phải nhẹ nhàng hỏi han xem đối tượng có nhu cầu gì, cần trợ giúp gì. Lúc này nên quan tâm đến đối tượng nhiều hơn, không nên cầu xin đối tượng tha cho mình, mà cần hỏi han về đối tượng, để đối tượng tâm sự, nói ra yêu cầu, làm cho đối tượng bình tĩnh trở lại, chờ cơ hội chạy thoát hoặc chờ lực lượng chức năng ứng cứu.

Nếu nhận thấy có cơ hội có thể chắc chắn thoát ra được, không gây nguy hiểm với bản thân mới chống trả để thoát thân hoặc không chế đối tượng, ngược lại khi nhận thấy không an toàn tuyệt đối không nên có hành vi chống trả hoặc bỏ chạy.

Nếu người thân bị đối tượng “ngáo đá” khống chế là trẻ em, trong trường hợp này thông thường nạn nhân là trẻ em sẽ khóc thét, vùng vẫy làm cho đối tượng càng trở nên mất bình tĩnh dễ dẫn đến hành vi manh động. Do đó, người thân đi cùng với trẻ em cần phải bình tĩnh, một mặt năn nỉ xin đối tượng đừng làm hại con em mình, sẵn sàng làm con tin thay cho con em.

Khi bị đối tượng “ngáo đá” bất ngờ khống chế cần phải bình tĩnh, làm theo yêu cầu của đối tượng, xoa dịu đối tượng, tìm cơ hội chạy thoát hoặc khống chế đối tượng.

Xem thêm video: Kẻ ngáo đá thảm sát 5 người tại Thái Nguyên

Nguồn: VTV 1.

Trung Vương

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nghe-si-vu-manh-dung-bi-anh-vo-dam-chet-gap-nguoi-ngao-da-xu-ly-the-nao-1343982.html