Nghề nuôi tôm cần bạn đồng hành để vượt khó

2020 là năm khó khăn của người nuôi tôm. Đây là lúc hộ nuôi tôm cần sự đồng hành của các hiệp hội, doanh nghiệp lâu năm trong ngành, hỗ trợ về chính sách, chi phí...

“Nếu may mắn trúng mùa, tiền lời tính bằng chục triệu, nhưng nếu bị lỗ thì phải tính đến hàng trăm triệu đồng”, anh Triều, một người nuôi tôm tại Khánh Hòa chia sẻ về nghề là sinh kế chính của gia đình. Anh Triều cho biết giá tôm thẻ cỡ 70 con có giá bán cao nhất 95.000 đồng/kg, tiền lời chưa đủ để anh và nhiều hộ nuôi tôm khác bù đắp chi phí sản xuất.

Trong một khảo sát của Grobest - hãng chế biến thức ăn thủy sản có mặt tại thị trường Việt Nam 20 năm - các hộ nông dân đều gặp khó vì tôm mất giá, trong khi chi phí sản xuất đều trên đà tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập.

Từ đầu năm nay, hạn mặn xâm lấn đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có thủ phủ tôm như Bạc Liêu, Sóc Trăng... Bên cạnh đó, do nhiều yếu tố khách quan khác, thị trường tiêu thụ tôm cả trong và ngoài nước đều giảm 30%.

“Giá tôm thì xuống nhưng thức ăn nuôi tôm, giá nhân công lại tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Giá thức ăn cho tôm tăng từ 20.000 đồng/kg lên 40.000 đồng/kg, trong khi giá tôm giảm từ 100.000 đồng/kg còn 80.000 đồng/kg”, ông Chính - một người nuôi tôm ở Cà Mau - cho biết.

Nghịch lý được mùa mất giá cũng làm khó người nuôi tôm. Ông Chính nói thêm: “Có năm thu hoạch được 10 tấn tôm, cũng là vụ mùa trúng lớn nhất của tôi. Vậy mà do mất giá, tiền lời chẳng được là bao”.

Tôm giảm giá, một số hộ nuôi xử lý tự phát bằnh việc chuyển sang quảng canh ngắn ngày, sử dụng loại thức ăn không đảm bảo chất lượng hay cắt giảm khâu xử lý nước thải… song các cách này chẳng những không tiết kiệm mà còn gây thiệt hại cho vùng nuôi tôm.

Theo ông Khiếu - người nuôi tôm tại Bạc Liêu, nhiều hộ chưa đảm bảo kỹ thuật, quy trình, gây ô nhiễm nước thải. Càng ở cuối nguồn, chất lượng nước càng dễ gặp rủi ro, bị tảo, khiến tôm mắc bệnh đường ruột, ảnh hưởng sản lượng và chất lượng. “Nuôi tôm chưa bao giờ dễ dàng, lại càng khó khăn trong năm nay”, anh Cường - người nuôi tôm ở Sóc Trăng kể về việc cố bám nghề trong năm thị trường nhiều biến động. Những hộ nuôi tôm cần có sự hỗ trợ, nhằm mang đến giải pháp bền vững hơn, khắc phục những khó khăn, có được mùa vụ bội thu hơn.

Nghề nuôi tôm và ngành thủy sản cần có những người bạn đồng hành để lắng nghe, chia sẻ nhằm đưa ra giải pháp vượt khó, phát triển bền vững. Người dân cũng cần được hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn. Điển hình, vào tháng 4, các vùng nuôi khu vực ĐBSCL bất ngờ xuất hiện mầm bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở tôm. Lúc này, chuyên gia và đơn vị liên quan vào cuộc để nhanh chóng có kết quả quan trắc, đưa ra cảnh báo giúp hộ nuôi tôm kịp thời phòng trị.

Bên cạnh những hỗ trợ của Nhà nước hay các chuyên gia trong ngành, sự đồng hành của doanh nghiệp là điều cần thiết để mang đến những hỗ trợ kịp thời, sát sườn. Điển hình, công ty chế biến thức ăn thủy sản Grobest có 20 năm gắn bó với thị trường Việt Nam đã thực hiện loạt chương trình hỗ trợ thiết thực cho người nuôi tôm trên cả nước.

Để chia sẻ gánh nặng về chi phí thức ăn, Grobest tặng hơn hàng chục nghìn phiếu mua hàng, trị giá 500.000 đồng/phiếu như một hình thức hỗ trợ cho người nuôi tôm. Đồng thời, công ty còn hỗ trợ các hộ ở nhiều tỉnh thành chuyển từ hình thức quảng canh sang thâm canh để tăng hiệu suất, giảm rủi ro dịch bệnh. Tổng giá trị các chương trình hỗ trợ lên đến hàng chục tỷ đồng.

Bên cạnh đó, để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh phân trắng ở tôm, Grobest đã lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm thức ăn chức năng Super Shield với công thức độc quyền giúp hộ nuôi tôm có vụ mùa ổn định, hiệu quả. Thương hiệu này còn là đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ, kiến thức, kỹ thuật nuôi tôm hiện đại, mang đến cho người nông dân nền tảng quan trọng, cần thiết để phát triển nghề bền vững.

Đại diện Grobest cho biết sau gần 50 năm hoạt động, triết lý kinh doanh công ty theo đuổi là thấu hiểu, tôn trọng người nuôi tôm, giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Theo đó, công ty luôn nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển nhằm giúp khách hàng tiếp cận các sản phẩm chất lượng cao, tăng chất lượng tôm, tác động trực tiếp đến sản lượng, lợi nhuận.

Bên cạnh đó, công ty cũng theo đuổi mục tiêu “tôn trọng tự nhiên vì ngành nuôi trồng thủy sản phát triển lành mạnh”, cải thiện sức khỏe và sự sinh trưởng của các loài thủy sản bằng giải pháp dinh dưỡng tiên tiến, có nguồn gốc tự nhiên, không có kháng sinh gây hại.

Ông Nguyễn Văn Hưng (48 tuổi, Bạc Liêu) là người đã có 22 năm kinh nghiệm nuôi tôm, sở hữu 7 ao nuôi công nghệ cao. Để có thành quả này, ông đã đi từ Bắc đến Nam để học hỏi mô hình, giải pháp, thử những loại thức ăn thủy sản sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

“Trong hơn 20 năm qua, có nhiều thứ tôi đã thay đổi nhưng riêng thức ăn nuôi tôm thì vẫn chọn Grobest vì đặc tính sản phẩm phù hợp nhu cầu, điều kiện ao nuôi, tăng sức đề kháng cho tôm, phòng bệnh tốt, từ đó cải thiện kích cỡ tôm, rút ngắn thời gian sản xuất và giảm chi phí, tăng lợi nhuận”, ông Hưng nói.

Ông Hưng chia sẻ nuôi tôm là một nghề khó, đòi hỏi sự kiên trì, nghiên cứu của người nuôi. Đồng thời, việc có những người bạn đồng hành để được hỗ trợ thiết thực bằng vốn, kiến thức, chất lượng sản phẩm… sẽ giúp người nuôi bám trụ với nghề, thúc đẩy sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Những tháng cuối năm, thị trường có dấu hiệu khởi sắc khi giá tôm có chiều hướng tăng trở lại, các hoạt động kích cầu kinh tế góp phần tăng lượng tiêu thụ tôm trong nước, lẫn xuất khẩu. Với lựa chọn có tính bền vững từ người nuôi, sự hỗ trợ và đồng hành từ các đơn vị, giờ đây người nuôi có thể đạt được những chỉ tiêu sản lượng, và niềm vui trúng vụ sẽ sớm trở lại trên những vuông tôm.

Giang Phan Ninh
Ảnh: Phạm NgônĐồ họa: Hoa Tùng Nhiên

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nghe-nuoi-tom-can-ban-dong-hanh-de-vuot-kho-post1146934.html