Nghệ nhân Hoàng Hữu Trung: Hướng dẫn cách chăm hoa phong lan cho người mới trồng

Hoa lan là một loài hoa đẹp tuy nhiên việc chăm sóc như thế nào là đúng cách thì không phải ai cũng biết, bài viết dưới đây sẽ là chia sẻ của nghệ nhân hoa lan Hoàng Hữu Trung(Quang Trung) về cách trồng loại hoa này.

Hoa lan vốn là một loài hoa khó trồng và chăm sóc, để được một chậu hoa đẹp bạn phải tốn nhiều công chăm bón.Hoa phong lan khi mới mua về cần đặt vào nơi thoáng đãng, có đủ độ ẩm. Tốt nhất là bạn nên treo cây dưới nơi có mái che, tránh những nơi có ánh sáng trực tiếp vì sẽ gây cháy lá và hạn chế quá trình quang hợp của cây.

Anh Trung cũng lưu ý rằng các bạn không nên thay đổi vị trí của cây một cách liên tục vừa khiến cây không kịp thích nghi, vừa làm hoa dễ bị rụng.

Anh Hoàng Hữu Trung bên giò lan của mình

Anh Hoàng Hữu Trung bên giò lan của mình

Chế độ bón phân và chất dinh dưỡng

Đối với những người trồng lan lâu năm như anh Trung, thường thì họ hay dùng phân bón NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30 trong suốt thời kỳ cây ra hoa. Khi bón với tỷ lệ này, sẽ giúp hoa lâu tàn, giữ màu sắc đậm, rực rỡ. Không nên để cành hoa quá lâu trên cây, khi thấy cành hoa còn lác đác vài bông thì nên cắt bỏ để cho cây dưỡng sức.

Sau đó, bạn nên chú tâm vào quá trình chăm bón cho cây để lan có thể nhanh chóng phát triển. Anh Trung cho biết “Bạn cần để chậu lan dưới nơi có ánh sáng vừa phải, bổ sung phân NPK 20-20-20, phân cá, bánh dầu phân chiết xuất từ phế thải thực vật.

Trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng, là lúc cây sẽ bắt đầu có dấu hiệu đơm hoa trở lại, quan sát thấy giả hành mới cao bằng 1/2 giả hành trước thì bạn nên bổ sung phân bón NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoặc 10-52-17 cho đến khi cây ra hoa.

Anh Trung cho biết bạn cần quan sát và hạ nồng độ phân xuống tỷ lệ 20-20-20 xen kễ 10-30-30 cho đến lúc bông hoa đầu tiên nở. Lúc này bạn có thể dùng thuốc hóa học Lannat liều lượng 25g/lít để xịt ngừa ruồi vàng.

Tuyệt đối không nên dùng Hormon kích thích ra hoa như auxin, Giberelin…vì nếu như bạn là một người mới chơi lan khi sử dụng những dung dịch này không đúng liều lượng sẽ rất dễ làm cây bị chết sót.

Anh Hoàng Hữu Trung (hàng trên) – cùng các anh em yêu lan.

Ánh sáng và cách phòng trừ sâu bệnh cho cây

Tùy từng loại lan mà bạn nên để chúng dưới ánh sáng khác nhau.

Chẳng hạn như các loại lan Mokara, aranda, renanthera: 70-80% ánh sáng trực tiếp, Dendrobium (60-70%), Cattleya, Vanda lá rộng (50-60%), vũ nữ (40-50%0, hồ điệp (30%). Ngoài ra, anh Trung cũng cho biết thêm vì hoa lan vốn xuất thân từ thiên nhiên nên cần được chăm sóc cẩn thận và phải được xịt phòng thuốc trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Một số loại thuốc mà anh Trung hay xịt cho vườn lan của mình đó là:

Nếu lan của bạn bị nấm trên thân, lá thì hãy dùng Benomeyl, Captan, Aliette, do vi khuẩn thì sử dụng Kasimin, Physan 20, Nacossan. Đối với côn trùng như rệp, nhện, ốc sên cần sử dụng các loại thuốc như Lannate, Supracide, Mipcin, Kelthane, Methaldehyde… Với những cây không nhiễm bệnh, người trồng thường phòng ngừa bằng cách phun thuốc thường xuyên với khoảng cách từ 7-10 ngày/lần vào mùa mưa, 15-20 ngày/lần vào ngày nắng.

Chế độ tưới nước

Vào mùa nắng, bạn cần cung cấp nhiều nước để cây không bị thoát hơi nước do thời tiết nên tưới 2 lần/1 ngày vào sáng sớm và tối muộn.

Căn cứ vào tập tính và tình hình sinh trưởng của cây cảnh mà xác định lượng nước tưới. Cây trồng trong chậu trong kỳ sinh trưởng mạnh phải tưới nhiều nước, nhưng khi hoa nở lại tưới ít nước, nếu không sẽ làm hoa rụng.

Khi nhiệt độ thấp hoặc trời râm cũng nên tưới ít nước, vì lúc này cây bốc hơi chậm. Trời mưa mặc dù nước không thấm đến chậu vẫn không cần tưới vì cây có thể lấy nước trong không khí ẩm.

Đối với mỗi loại lan thì chế độ tưới nước lại khác nhau, mùa hè hoàng thảo tưới 2 lần, khi thắt ngọn thì giảm dần số lượng tưới cho đến khi lá rụng hết tức là hoàng thảo chính thức vào kỳ nghỉ thì ko tưới, ko bón nữa. Nếu thấy tóp thân thì phun ít sương ẩm 1 tuần 1 lần vào gốc, tránh phun vào giả hành. Vanda tưới mỗi ngày 2-3 lượt, Cymbidium có thể tưới 2 ngày một lần, Cattleya và nhiều loại khác cần phải khô rễ rồi mới tưới….

Để có được một vườn lan đẹp với nhiều giống lan quý hiếm anh Trung đã phải bỏ không ít tâm huyết của mình để chăm bón, từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ khi mới bắt đầu chơi lan. Có không ít lần những chậu lan của anh bị nhiễm bệnh và chết, chính vì thế anh đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, cách chăm sóc chúng. Và giờ đây, anh đã trở thành một nghệ nhân trồng lan có tiếng tại Nam Định. Anh Trung cũng hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và chia sẻ được những hiểu biết về lan của mình cho người chơi lan trên toàn quốc.

Để cùng chia sẻ thêm kinh nghiệm trồng các loài hoa lan cùng anh Hoàng Hữu Trunghãy truy cập link Facebook:

https://www.facebook.com/moi.motngay.9

T.H

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/doi-song/nghe-nhan-hoang-huu-trung-huong-dan-cach-cham-hoa-phong-lan-202103120946261321.html