Nghệ nhân dân gian Phạm Thị Đoan Trang - Hải Phòng

Bà Phạm Thị Đoan Trang, sinh năm 1952, quê quán Nam Sách, Hải Dương. Thủ nhang Phúc Quang Điện. Địa chỉ số 110, Tô Hiệu, phường Trại Cau, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

Năm 1985. Bà Phạm Thị Đoan Trang được đồng thày là sư cụ Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Lạc Viên, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng một người đạo cao đức cả hồi hướng, mở phủ và truyền dậy cho các kỹ năng về Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Hầu đòng). Từ đó, bà chính thức tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể. Là ủy viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn Văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam, Hội viên Chi hội Di sản Văn hóa Việt Nam thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam. Bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát triển nhăm hoằng dương Đạo Mẫu. Luôn luôn chuyên tâm tìm thày học đạo để thấu hiểu kinh sách, ngoài ra còn tìm đọc sách báo, qua hiểu qua các đồng thày, đồng đạo nhằm học hỏi, trau dồi kiến thức, mở rộng hiểu biết về lịch sử và giá trị của tín ngưỡng dân tộc. Tích cực tham gia các cuộc hội thảo khoa học kết hợp liên hoan Nghi lễ Chầu văn do Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam và các đơn vị, địa phương tổ chức. Nhờ đó đã giúp bà có điều kiện gặp mặt, trau đổi rút ra kinh nghiệm nâng cao nhận thức, hạn chế sai sót trong thực hành. Từ đó hướng dẫn học trò về cách tu dưỡng làm sao cho “ tốt đời đẹp đạo”. Tự mình điều chỉnh hành vi, hành động cho đúng đường lối và Pháp luật của Đảng, Nhà nước. Tuân thủ Nghi lễ, phép tắc truyền thống của Đạo. Bà Phạm Thị Đoan Trang tham đóng góp bảo tồn, tôn tạo nhiều đền, đình, chùa trên cả nước. Từ năm 1995 đến nay, đã phát tâm công đức tôn tạo mái đền cung Công đồng, Phủ Bóng, Ý Yên, Nam Định; Tôn tạo đền Quan đệ nhị Phố Cát, Cung Mẫu Cửu tại đền Rồng (Thanh Hóa); Tôn tạo đền Xích Đằng (Hưng Yên); Dâng hoa cho Lễ hội quần thể di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương). Tích cực tham gia các hoạt động do Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt NamViệt Nam tổ chức: Hội thảo khoa học Quốc tế “Văn hóa thờ Nữ thần (Mẫu) ở , và Châu Á”.( Nam Định - 2012); “ Liên hoan diễn xướng Chầu văn Hải Phòng” ( các năm 2007, 2015, 2018 và 2020); Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thường Ngàn tại huyện Văn Yên, đền Đông Cuông (2017 và 2020); Lễ hội Thành Tuyên ( 2017 và 2019); Tham gia tại các địa phương: Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, An Giang-Đồng Nai. Phú Quốc, Côn Đảo. Bạch Long Vỹ.....

Tham gia và tích cực hoạt động trong Hội thảo - Giới thiệu Tín ngường thò Mẫu tại Hàn Quốc (năm 2012 và 2013), Myanmar (2018), tại Ấn Độ (11/03/2020. Tích cực tham gia đóng góp trong các hoạt động từ thiện, phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Bà Phạm Thị Đoan Trang được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng Bằng công nhận Danh hiệu Nghệ nhân dân gian” và Kỷ niệm chương “ Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian Việt Nam” (26/08/2015); Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tặng “ Kỷ niệm chương vì sự nghiệp di sản văn hóa Việt Nam” do đã có đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.(23/11/2018), Năm 2020 Hội đồng Thi đua Thành phố Hải Phòng đâ đề nghị Hội đồng Thi đua Nhà nước phong tặng cho " Nghệ nhân Ưu tú" cho bà Phạm Thị Đoan Trang.

Nghệ nhân Thanh đồng Phạm Thị Đoan Trang, chia sẻ: "Những vinh dự mà tôi nhận được, đó là sự ghi nhận của Đảng và các cơ quan lãnh đạo tới những đóng góp to lớn của chúng tôi trong việc phát huy và gìn giữ đạo Mẫu tốt đẹp của dân tộc. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn, truyền dạy các giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại địa phương cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước cũng như gìn giữ nét văn hóa này không bị 'biến dạng' khi mà Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại".

Phạm Tứ

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/lien-hoan-hat-van--hat-chau-van-toan-quoc-nam-2021-83595