Nghe giáo sĩ Italy thế kỷ 17 khen nức nở trái sầu riêng Việt Nam

Trong cuốn 'Xứ Đàng Trong năm 1621' (Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, NXB Tổng hợp TP.HCM) giáo sĩ Italy Cristophoro Borri (1583-1632) đã dành những lời có cánh cho trái sầu riêng của Việt Nam.

Trong phần viết về trái cây của xứ Đàng Trong (vùng lãnh thổ Đại Việt do chúa Nguyễn kiểm soát thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, xác định từ sông Gianh trở vào Nam) Cristophoro Borri đã có một đoạn đặc tả thú vị về trái sầu riêng.

Trong phần viết về trái cây của xứ Đàng Trong (vùng lãnh thổ Đại Việt do chúa Nguyễn kiểm soát thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, xác định từ sông Gianh trở vào Nam) Cristophoro Borri đã có một đoạn đặc tả thú vị về trái sầu riêng.

Nhà truyền giáo châu Âu viết: "...Trái 'durion' (sầu riêng) là một trong những trái ngon nhất hoàn cầu, không thấy có ở đâu trừ Malacca, Bornéo và mấy đảo xung quanh".

"Cây sầu riêng khác cây mít chút ít. Bên ngoài, trái này cũng giống trái mít và trái thông của ta, cả về kích thước cũng như độ cứng của vỏ. Còn thịt thì bám vào hột như keo, rất trắng, còn mùi vị thì giống như món đông hạnh nhân của người Ý...".

"Thịt và nước ngọt của nó được chứa trong mười hay mười hai ngăn nhỏ, mỗi ngăn có nhiều múi thịt trắng bọc quanh hột, to bằng hạt dẻ lớn nhất của ta...".

"Khi mở ra thì xông lên mùi khó chịu như mùi hành thối, nhưng ở trong thì không có mùi và lại rất thơm ngon...".

"Tôi kể ở đây một câu chuyện xảy ra trước mắt tôi. Số là có một người muốn cho một giáo sĩ cao cấp mới tới Malacca thưởng thức thứ trái này và không báo trước. Ông mở một trái ngay trước mặt vị giáo chủ...".

"Mùi khá nặng và khó chịu xông ra làm cho giáo chủ ghê sợ và nản không sao dùng được. [...] Ông vừa đưa tay lấy một miếng thứ nhất và nếm thì thấy rất ngon làm ông bỡ ngỡ và hỏi xem người đầu bếp nào khéo dọn món đông hạnh nhân ngon đến thế".

"Chủ nhà mỉm cười trả lời là chẳng có hỏa đầu quân nào ngoài Thiên Chúa cao cả đã cho xứ này một trái hiếm gọi là sầu riêng mà lúc đầu ông đã ghê sợ...".

"Nghe tới đây vị giáo chủ sửng sốt và hết lời ca ngợi, ông dùng rất ngon miệng. Thế nhưng, trái này ngon đến độ ngay ở Malacca là nơi sản sinh, nhiều khi giá lên tới một đồng “êcu” một trái...".

Mời quý độc giả xem video: Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú ở Ninh Bình. Nguồn: VTV.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nghe-giao-si-italy-the-ky-17-khen-nuc-no-trai-sau-rieng-viet-nam-1414475.html