Nghe chuyên gia Mỹ nói về 'lỗ hỏng' trên xe tăng Nga

Theo như phân tích của Charlie Gao chuyên gia phân tích quốc phòng của National Interest, các xe tăng Nga đang mang trên mình một 'điểm yếu chí tử' có thể khiến chúng mất đi lợi thế chiến thuật trên chiến trường khi phải đối đầu với xe tăng Mỹ.

Bài phân tích của chuyên giao Charlie Gao đăng trên National Interest nhận định, khi đối đầu với xe tăng Nga trên chiến trường, những chiếc xe tăng Mỹ đặc biệt là M1 Abrams có một lợi thế đặc biệt quan trọng đó là hệ thống định vị Blue Force Tracker (BFT), giúp “kết nối” những chiếc Abrams trong trận chiến thành một thể thống nhất. Nguồn ảnh: Military.com.

Theo đó, dù không vượt trội về sức mạnh hỏa lực hay khả năng phòng vệ thì những chiếc xe tăng Abrams của Mỹ vẫn có những lợi thế riêng giúp chúng có thể đánh bại xe tăng Nga bằng chiến thuật và khả năng hiệp đồng tác chiến giữa từng chiếc xe tăng hay từng đơn vị trong một trận đánh. Nguồn ảnh: Military.com.

Chuyên gia Charlie Gao giải thích “BFT” hay “Hệ thống theo dõi vị trí lực lượng đồng minh” là một hệ thống kỹ thuật số cung cấp thông tin thời gian thực cho các chỉ huy và binh lính ở cấp độ từ một lữ đoàn đến phương tiện chiến đấu (và kết nối giữa chúng), đảm bảo nhận thức tình hình trong các đơn vị kết hợp. Nguồn ảnh: USAASC.

Ưu điểm của hệ thống định vị BFT là giúp người chỉ huy có thể nhanh chóng đáp ứng với sự thay đổi trên chiến trường, độ cơ động cũng tăng lên, nhờ vậy việc liên lạc tốn ít thời gian hơn giữa các đơn vị. Và đặc biệt là vị trí chiến đấu với đối phương được xác định dễ dàng, khi một trong số xe tăng đồng minh phát hiện ra kẻ địch. Nguồn ảnh: army.mil.

Trong bài phân tích của mình Charlie Gao cũng cho biết, người Nga biết rõ về khả năng của “hệ thống theo dõi vị trí lực lượng đồng minh” và hoàn toàn có thể trang bị một hệ thống tương tự trên các xe tăng mới nhất của họ. Tuy nhiên trên thực tế với ngân sách hạn chế có thể khiến Quân đội Nga không thể trang bị các hệ thống như BFT lên trên hết các xe tăng của nước này với con số có thể lên đến hàng nghìn chiếc. Nguồn ảnh: Sputnik.

Trong khi đó hiện nay hầu hết các xe tăng của Nga trang bị đài liên lạc vô tuyến tiêu chuẩn R-168 dành cho chỉ huy xe, cung cấp thông tin liên lạc bằng giọng nói và truyền dữ liệu giữa tất cả các xe trong phạm vi 30km. Nguồn ảnh: Russian Military.

Một thành phần trang bị quan trọng trong một xe tăng Nga là hệ thống định vị Azimuth, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GLONASS cùng bộ thu, la bàn điện tử và các cảm biến khác. Hệ thống này được kết nối với R-168, phát sóng vị trí, dữ liệu chiến trường giữa các xe tăng trong cùng hệ thống. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.

Trên thực thế với các tính năng cơ bản của hệ thống Azimuth, nó có thể đưa ra các chỉ dẫn điều hướng cho kíp lái xe tăng, tuy nhiên điều này ít khi được thực hiện. Và chỉ có duy nhất chỉ huy xe mới có thể theo dõi vị trí của xe và xe tăng đồng minh một cách hạn chế qua hệ thống liên lạc vô tuyến hoặc trên bản đồ số. Nguồn ảnh: The National Interest.

Theo như Charlie Gao nhận xét, hệ thống định vị Azimuth làm giới hạn khả năng theo dõi của người chỉ huy trên chiến trường, nhưng phù hợp với "triết lý chỉ huy" của quân đội Nga. Bản thân hệ thống Azimuth chưa thực sự được hoàn thiện tốt cũng như không thân thiện với người dùng. Nguồn ảnh: rostec.ru.

Ngược lại, mọi chiếc xe tăng Abrams của Mỹ đều được trang bị hệ thống BFT với khả năng xác định được vị trí các xe tăng đồng minh trên bản đồ số theo thời gian thực, chỉ cần chúng đều trong cùng một hệ thống. Điều này cho phép giữa những chiếc xe tăng trong cùng một đơn vị hay giữa các đơn vị phối hợp với nhau một các hiệu quả nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Vào đầu những năm 2010, Nga từng có ý định trang bị một hệ thống tương tự như BFT cho các biến thể mới của xe tăng T-90 là Sozvezdiye-2M với tên gọi “hệ thống quản lý chiến đấu”, tuy nhiên sau đó kế hoạch này bị bỏ dở. Và mãi đến biến thể T-90M, dòng xe tăng T-90 mới được trang bị một màn hình hiển thị bản đồ số cho phép theo dõi các các xe tăng trong cùng hệ thống theo thời gian thực thông qua hệ thống định vị Azimuth. Nguồn ảnh: Armored Warfare.

Dù vậy hệ thống định vị này chỉ có thể hoạt động trong một số khu vực nhất định so với BFT. Lý giải cho điều này là vì hệ thống định vị của Nga không sử dụng dữ liệu vệ tinh mà phụ thuộc và dữ liệu vô tuyến phát ra từ các xe tăng thông qua hệ thống Azimuth. Nguồn ảnh: Sputnik.

Trên dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Nga hiện nay là T-14 Armata cũng được trang bị một hệ thống định vị tương tự như trên T-90M, nhưng hiện vẫn chưa rõ chúng có sử dụng dữ liệu vệ tinh như trên BFT hay không. Nguồn ảnh: The Telegraph

Cuối bài phân tích của mình cây bút Charlie Gao đưa ra kết luận rằng, khi sức mạnh hỏa lực của vũ khí hay khả năng phòng vệ trên xe tăng đã gần như đạt tới đỉnh của quá trình phát triển, thì khả năng chỉ huy và phối hợp giữa những chiếc xe tăng đóng vai trò then chốt trong một trận chiến tương lai. Nguồn ảnh: Business Insider.

Mời độc giả xem video: Bên trong xe tăng T-90A của Quân đội Nga. (nguồn RT)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nghe-chuyen-gia-my-noi-ve-lo-hong-tren-xe-tang-nga-1147814.html