Ngày xuân về quê hương hát xẩm

Mỗi lần ghé đất Yên Phong (Yên Mô), chúng tôi lại bồi hồi nhớ về giọng hát Xẩm réo rắt với cách biểu diễn nhạc cụ 'độc nhất vô nhị' tay kéo nhị, chân gõ xênh của nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu. 5 năm trước, khi bà qua đời, có người cho rằng cụ Hà Thị Cầu sẽ là người 'hát Xẩm cuối cùng' và nghệ thuật hát Xẩm sẽ bị lãng quên ngay chính tại quê hương của cụ. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại… Mùa xuân năm nay, chúng tôi lại trở về 'đất xẩm' giữa cuộc sống sôi động và hiện đại, những làn điệu Xẩm chợ, Xẩm thập ân... vẫn len lỏi và tìm những con đường riêng để 'ngân vang'...

Truyền dạy hát Xẩm trên quê hương cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Ảnh: P.V

Tình yêu với Xẩm

Trong dòng chảyhối hả của đời sống, khi những giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trướcnguy cơ mai một thì vẫn có những con người đang từng ngày, từng giờ mang hếtsức lực, tâm huyết của mình để gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chúngtôi gặp nghệ sỹ trẻ Bùi Công Sơn, Phó Chủ nhiệm CLB Xẩm Hải Thành tại Yên Phongkhi anh tham gia biểu diễn nghệ thuật hát Xẩm cùng với nhóm sinh viên TrườngĐại học Văn Hóa Hà Nội. Hình ảnh bộ quần áo nâu, chiếc khăn vắt vai, cách kéonhị cho đến lối hát nhấm nhẳng, da diết và hóm hỉnh mỗi khi kết thúc bài hátbằng 2 từ “hết rồi” khiến tôi không khỏi liên tưởng tới hình ảnh của cố nghệnhân Hà Thị Cầu.

Một biến cố trongcuộc sống đã đưa Sơn tìm đến với Xẩm, chính vì vậy Sơn nhanh chóng cảm thụ vàsống đời sống của Xẩm. Sơn tâm sự: Có những đợt em đạp xe lang thang mấy ngàyđến các chợ ở Hải Phòng, Nam Định để hát Xẩm, nhiều người thích quá yêu cầu emhát lại khiến em khản cả giọng.

Sự cổ vũ của mọi người chính là động lực để emcố gắng mang tiếng hát của mình phục vụ đời sống. Chính vì thế mà gần đây ngươìta quen gọi em là “Sơn Xẩm”. Ước mơ lớn nhất của Sơn Xẩm là góp phần nhỏ bé củamình đưa Xẩm trở thành di sản phi vật thể được thế giới công nhận.

Nghệ sỹ Mai TuyếtHoa (Hà Nội), là một trong những nghệ sỹ trẻ được cố nghệ nhân Hà Thị Cầu yêumến truyền dạy nghề. Những năm qua chị đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật hátXẩm. Việc chị và một số nghệ sỹ thành lập Trung tâm Phát triển nghệ thuật âmnhạc thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam và trải chiếu hát Xẩm vào tối thứ bảy hàng tuầntrước cửa chợ Đồng Xuân đã khẳng định những bước đi dài hơi trong việc mongmuốn lưu truyền nghệ thuật hát Xẩm cho muôn đời sau.

Gặp chúng tôi sau buôỉbiểu diễn tại quê hương cố nghệ nhân Hà Thị Cầu cùng nhóm sinh viên Trường Đạihọc Văn hóa, chị xúc động nói: Ngày nay, đời sống phát triển, đô thị hóa nôngthôn đang diễn ra nhanh chóng. Những cây cầu bắc qua sông kéo gần nhịp khoảngcách đôi bờ, xe, người tấp nập qua lại nên khó có thể tìm kiếm công việc từnhững quán chợ, bến sông nữa. Hát Xẩm cũng theo đó mà mai một, song, không baogiờ mất hẳn. Nó vẫn vang vọng trong tâm thức con người.

Một đêm khuya thanhvắng, bỗng tiếng đàn nhị réo rắt vang lên, hòa vào tiếng hát ai oán, thê thầmcủa người hát… chẳng ai có thể ngủ yên. Hát Xẩm đánh thức lòng người. Mạch sốngấy có thể bị đứt đoạn mà không thể biến mất trong đời sống. Nó ra đời để phụcvụ nhu cầu con người và khi con người còn rung động thì hát Xẩm chưa thể mấtđi”.

Bà Nguyễn Thị TốHằng, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Mô cho biết: Năm vừa qua, địaphương đã ghi nhận rất nhiều đóng góp trong hoạt động lưu giữ và bảo tồn nghệthuật hát Xẩm của các nhóm nghệ sỹ, các trường đại học trên toàn quốc tham giabiểu diễn tại quê hương Yên Phong, Yên Mô.

Đặc biệt, để bảo tồn nghệ thuật hátXẩm truyền thống, từ năm 2014 đến nay, huyện Yên Mô đã mở được 10 lớp truyềndạy hát Xẩm cho giáo viên dạy âm nhạc các trường Tiểu học, THCS và các em họcsinh trên địa bàn. Năm 2018, lần đầu tiên Yên Mô mở lớp truyền dạy nhạc cụ hátXẩm, với mong muốn xây dựng được lớp nhạc công trẻ kế cận, trong tương lai cóthể phát huy loại hình văn hóa phi vật thể hát Xẩm.

Bên cạnh đó, hàngnăm, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Mô còn tổ chức nhiều hoạt động ngoạikhóa cho học sinh các lớp hát Xẩm được giao lưu với các nghệ nhân lớn tuổi trênđịa bàn; tổ chức Liên hoan hát Xẩm huyện Yên Mô để tạo sân chơi cho học sinh vàtích lũy kinh nghiệm trong biểu diễn hát Xẩm…

Ngoài ra, các “nghệ nhân” còntham gia một số liên hoan ca nhạc của huyện, tỉnh và giành được những thànhtích đáng nể như: Huy chương vàng Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bìnhnăm 2014 và Liên hoan đàn, hát dân ca tỉnh Ninh Bình năm 2015. Đặc biệt, tiếtmục hát Xẩm “Theo Đảng trọn đời” của các em lớp hát Xẩm huyện Yên Mô nhiều lầnđược chọn biểu diễn trong các sự kiện lớn của tỉnh Ninh Bình.

Bảo tồn Xẩm theo hướng nào?

Hát xẩm là di sảnvăn hóa phi vật thể của Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu tố dân gian, gần gũi vàđược rất nhiều người yêu thích. Bên cạnh những giá trị đặc biệt trong quá khứ,ở giai đoạn hiện nay, môi trường trình diễn xưa đã không còn, thay vào đó lànhững hình thức trình diễn mới, sân khấu hóa, chuyên nghiệp hóa.

Song cái khólà hiện nay còn quá ít nghệ nhân hành nghề hát Xẩm. Những người hiện đang hát chuyêủ́ là do đam mê chứ không phải hát để kiếm sống. Hát Xẩm đang dần bị mai một,nếu như cơ quan chức năng chưa có hành động cụ thể để vực dậy bộ môn nghệ thuậttruyền thống này.

Nghệ sỹ ưu tú MaiThủy, Phó giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình chia sẻ: “Muốn bảo tồn đúng truyềnthống thì cần không gian diễn xướng truyền thống. Tuy nhiên, điều này giờ làkhông thể. Bản thân Xẩm là loại hình nghệ thuật đàn hát, không có vũ đạo. Trongquá trình phát triển của xã hội, việc Xẩm lên sân khấu là điều phải chấp nhận đểcó “đất” tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, khi chuyển mình lên sân khấu đòi hỏikỹ thuật cao hơn và rất nhiều yêu cầu mới như dựng bối cảnh, kỹ thuật âm thanh,kịch bản… và nghệ sĩ khi biểu diễn phải biểu lộ cảm xúc tốt trong không giandiễn xướng mới để cuốn hút người nghe, xem. Khi nghe Xẩm có thể không cần nghehết bài, vì bài Xẩm thường rất dài, chỉ cần nghe văng vẳng thoảng vài câu hátnhưng nó lại thấm vào lòng người”.

Được biết, để duytrì lớp dạy hát Xẩm trong những năm qua, huyện Yên Mô đã trích nguồn kinh phítừ xúc tiến du lịch để mua đàn, trống, nhị và bồi dưỡng cho học sinh. Đề án bảotồn và phát huy nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn Yên Mô giai đoạn 2011-2016 đãkết thúc với thành công bước đầu là đưa nghệ thuật hát Xẩm vào trường học. Hyvọng trong thời gian tới, Nhà nước tiếp tục đầu tư kinh phí cho các lớp học đểnhững điệu hát Xẩm được vang mãi trên quê hương Yên Mô.

Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ngay-xuan-ve-que-huong-hat-xam-2019012909391509p3c24.htm