Ngày Tết, chế độ ăn của người bị gout như thế nào?

Những người bị bệnh gout vào dịp Tết phải vượt qua được 'chướng ngại vật' ăn uống vì nếu người bệnh không làm chủ được chế độ ăn bệnh sẽ tiến triển nặng.

Một bệnh nhân biến chứng do guot

Một bệnh nhân biến chứng do guot

Cả tết chỉ ngồi 1 chỗ

Anh Nguyễn Văn Hải 49 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam vẫn không thể nào quên dịp Tết năm ngoái cả Tết anh chỉ ở nhà ôm chân đau đớn vì bệnh gout bộc phát nhanh.

Những ngày cuối năm dù cố gắng hạn chế thức ăn cần phải kiêng tuy nhiên vì lý do công việc anh vẫn khó từ chối được nhiều bữa tiệc không mong muốn. Đến 30 Tết sau nhiều chầu tất niên thì hai ngón chân cái của anh sưng đẫn và đau không thể đi lại được.

Các phòng khám chuyên khoa nội tiết thì đóng cửa. Anh vội vàng vào viện, bác sĩ kê đơn thuốc nhưng cả Tết cũng treo giò một chỗ vì đau do biến chứng từ guot.

Năm nay, sợ cảnh các ngón chân sưng đẫn nên anh Hải chủ động cố gắng tuân thủ chế độ ăn để giảm nguy cơ mắc bệnh. Đến nay, anh Hải cho rằng mình đã trải qua 1/2 dịp Tết, anh Hải cho biết cố gắng vượt qua được mùa Tết.

Bệnh guot, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gút trên lâm sàng.

Bệnh gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là ở những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm. Ở các nước phát triển bệnh chiếm tỷ lệ từ 1- 2%. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các điều kiện kinh tế- xã hội, bệnh ngày càng hay gặp. Tỷ lệ bệnh gout trong dân số nói chung là khoảng 0,2%. Trong một nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp-bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000), bệnh chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%), đứng hàng thứ 4 trong các bệnh khớp hay gặp tại khoa.

Tết kiêng gì?

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết bệnh gout hiện nay chỉ điều trị bằng thuốc và chế độ ăn. Ngày Tết, những người bị gout càng phải có chế độ ăn chặt chẽ vì nếu ăn thái quá thì bệnh sẽ nặng lên trông thấy.

Chính vì thế, lương y Trung cho biết những người bị guot cần kiêng những thực phẩm giàu đạm như hải sản, các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa, thịt dê… phủ tạng động vật như lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc, trứng gia cầm nói chung nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn.

Giảm bớt các thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như đạm động vật nói chung như thịt lợn, thịt vịt, thịt ga, cá và các loại thủy sản như lươn, cua, ốc, ếch..

Đạm thực vật như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh cần hạn chế. Các loại đậu phụ, sữa đậu nành ít làm tăng axit u ric hơn các loại đậu chưa chế biến.

Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trức, măng tây, nấm, giá đỗ, dọc mùng vì làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thẻ. Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến sẵn chất béo no như mì tôm, thức ăn nhanh.

Trành dùng chung hải sản và bia vì trong lúc ăn đồ hải sản mà uống bia sẽ sản sinh ra quá nhiều axit uric. Một khi axit uric trong cơ thể dư thừa sẽ lắng đọng lại ở khớp gây tổn hại cho khớp khiến bệnh nhân guot bộc phát bệnh nặng nề hơn.

Phương Thúy

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/ngay-tet-che-do-an-cua-nguoi-bi-gout-nhu-the-nao-post289163.info