Ngày này năm xưa: Quân đồng minh giải phóng Paris khỏi ách phát xít

Cuối tháng 8/1944, quân đồng minh tiến vào Paris. Dù Hitler đã ra lệnh tử thủ, tuy nhiên nhiều tướng lĩnh phát xít Đức đã đồng ý đầu hàng vô điều kiện để tránh khỏi 'biển máu vô ích'.

Từ đầu tháng 8/1944, thông tin về việc Paris sắp được giải phóng đã khiến người dân tại thành phố này rất háo hức và cũng là nguồn động lực khiến cho lực lượng du kích Pháp bên trong thành phố này tăng cường hoạt động chống phá phát xít Đức. Nguồn ảnh: BI.

Từ đầu tháng 8/1944, thông tin về việc Paris sắp được giải phóng đã khiến người dân tại thành phố này rất háo hức và cũng là nguồn động lực khiến cho lực lượng du kích Pháp bên trong thành phố này tăng cường hoạt động chống phá phát xít Đức. Nguồn ảnh: BI.

Là một trong những quốc gia bị chiếm đóng lâu bậc nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân đội Đức quốc xã đã xây dựng hệ thống chính quyền cai trị gần như trọn vẹn ở Paris. Nguồn ảnh: BI.

Kèm theo đó là lệnh tử thủ ở Paris mà Hitler ban ra cho binh lính dưới chướng mình đóng quân tại đây. Tuy nhiên, để bảo tồn những giá trị văn hóa vô giá của Paris, quân đội Đức phần lớn đã buông súng đầu hàng vô điều kiện. Nguồn ảnh: BI.

Binh lính Mỹ cùng quân đội Đồng minh đã được tận hưởng những giây phút tự do và chiến thắng đúng nghĩa khi tiến vào giải phóng thành phố này. Nguồn ảnh: BI.

Trong khi đó, lực lượng du kích Pháp vẫn tiếp tục chiến đấu trên nhiều con phố ở Paris để tiêu diệt những toán lính Đức cứng đầu hoặc những tay súng bắn tỉa được cài cắm lại thành phố này. Nguồn ảnh: BI.

Cùng lúc, nhiều tướng lĩnh Đức đã ra đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện. Nguồn ảnh: BI.

Binh lính Anh trên đường phố Paris nhận được sự đón tiếp nồng hậu của người dân địa phương. Nguồn ảnh: BI.

Tướng Charles de Gaulle cùng đoàn tùy tùng của mình dạo bước qua Khải Hoàn Môn - một điều mà trước đó chỉ một năm không một ai trong số những nhân vật này dám nghĩ tới. Nguồn ảnh: BI.

Dưới chân Nhà Thờ Đức Bà, từng hàng dài thiết giáp của quân đội Mỹ và Anh xếp hàng chật kín đường. Nguồn ảnh: BI.

Trong khi đó trên vài tuyến phố ở Paris, những dấu tích của những cuộc giao tranh vẫn hiện rõ. Nguồn ảnh: BI.

Tướng lính Đức sau khi đầu hàng được giam giữ ở một khu vực riêng, cách ly với binh lính Đức. Nguồn ảnh: BI.

Trên nhiều tuyến phố, giao tranh giữa du kích Pháp với những nhóm lính Đức cứng đầu vẫn tiếp tục diễn ra không ngừng. Nguồn ảnh: BI.

Những mục sư bên trong nhà thờ Đức bà tiếp đón quân Đồng minh đến giải phóng nhà thờ này khỏi tay Phát xít Đức. Nguồn ảnh: BI.

Binh lính Mỹ cùng chiếc xe Jeep huyền thoại xuất hiện bên dưới biểu tượng của Paris. Nguồn ảnh: BI.

Những người phụ nữ từng "ăn nằm" với lính Đức đều bị lôi ra phố cạo đầu, cắt quần áo và bị đi bêu xấu. Nguồn ảnh: BI.

Phần lớn trong số họ sau này buộc phải rời khỏi Paris để tìm một cuộc sống mới tại một thành phố khác. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Lính da màu tham chiến trong Chiến tranh Thế giới.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ngay-nay-nam-xua-quan-dong-minh-giai-phong-paris-khoi-ach-phat-xit-1268498.html