Ngày cuối năm, các gia đình tảo mộ mời Tổ tiên về đón Tết

Giáp Tết, từ tờ mờ sáng, khá đông gia đình đến Công viên nghĩa trang tại Hòa Bình. Rất nhiều người trong số đó đến đây để tảo mộ cho người thân.

Lễ tảo mộ Tết thường diễn ra từ ngày 20 đến trước chiều ngày 30 tháng Chạp hàng năm. Nhiều người dân đã tới nghĩa trang dọn dẹp, mời gia tiên về đón Tết. Tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hóa của người Việt, là cách để con cháu nhớ về tổ tiên, để gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc.

Thầy Thích Trí Thịnh – Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình) đưa ra lời khuyên: Thời gian tốt nhất khi đi tảo mộ là những ngày ấm áp, tạnh ráo. Gia chủ không nên đi quá sớm khi sương chưa tan hay quá muộn khi trời đã tối. Bởi khi này, âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe của người đi tảo mộ. Tất cả mọi người trong gia đình đều có thể đi tảo mộ.

Thông thường, tảo mộ là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng nhớ về người đã khuất với lòng thành kính. Chính vì vậy, tất cả mọi người trong gia đình đều có thể tham gia hoạt động này.

Thông thường, tảo mộ là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng nhớ về người đã khuất với lòng thành kính. Chính vì vậy, tất cả mọi người trong gia đình đều có thể tham gia hoạt động này.

Tuy nhiên, riêng với trẻ nhỏ và bà bầu thì nên hạn chế. Bởi nghĩa trang là nơi có rất nhiều âm khí, các loại vi khuẩn sinh sôi từ thân thể những người đã mất. Chính vì vậy, đối với những bà bầu ở tháng cuối hay con trẻ dưới 1 -2 tuổi hoặc người đang ốm nên hạn chế đến đây. Bởi khi này, cơ thể bạn khá yếu, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hoặc khi về nhà dễ bị nhiễm phong hàn hoặc một số bệnh thời khí.

“Cao nấm, ấm mồ”, người Việt quan niệm, việc tảo mộ là một trong những việc hiếu đạo của con cháu.

Khi đi tảo mộ, các gia đình cần chuẩn bị cuốc/xẻng/dao để phát quang cây cối rậm rạp quanh mộ, đắp thêm đất để mộ được đầy đặn, đẹp đẽ hơn. Ngoài ra, nên mang vôi ve/sơn, khăn ẩm, sô nước để lau dọn, sơn sửa lại phần mộ. Bó hoa cúc/hoa lay ơn hoặc cây hoa cúc để cắm hoặc trồng cảnh phần mộ.

Khi ra tảo mộ cuối năm, gia chủ nên mang theo lễ cúng gồm 1 bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, hương/nhang, đèn, quần áo mã, nước lọc sạch, rượu, trầu cau cùng hoa quả, bánh kẹo tùy gia chủ.

Sau khi sửa sang phần mộ, bày biện lễ vật, cần nghiêm mình, kính cẩn đứng trước phần mộ, chắp tay vái lạy và mời người đã khuất về nhận lễ. Thứ tự đứng thông thường là người cao tuổi đứng trước, sau đó người trẻ tuổi đứng phía sau. Con trai đứng trước, con gái đứng sau. Người hành lễ thắp hương cầu khẩn phải là người có tâm, khi thắp nhang thì phải nghiêm túc, thành kính với người đã khuất.

“Cao nấm, ấm mồ”, người Việt quan niệm, việc tảo mộ là một trong những việc hiếu đạo của con cháu, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm.

Bảo Châu

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/dan-sinh/ngay-cuoi-nam-cac-gia-dinh-tao-mo-moi-to-tien-ve-don-tet-571425.html