Ngành nông nghiệp vượt khó, duy trì đà tăng trưởng khá

Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn ngành đã duy trì tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt khoảng 2,7-2,9%; trong đó trồng trọt, chăn nuôi tăng 1,68%, lâm nghiệp tăng 4,53% và thủy sản tăng 6,5%.

Cung ứng đủ lợn giống phục vụ tái đàn sau khi dịch được khống chế

Ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: thời tiết bất thường, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hạn hán một số nơi ở Tây Nguyên, Nam Trung bộ; nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản giảm giá, nhất là dịch tả lợn châu Phi bùng phát và diễn biến phức tạp... Trong bối cảnh đó, toàn ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; tiếp tục phát huy hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều lĩnh vực sản xuất của ngành đạt kết quả khá cao.

Tính đến hết tháng 6, cả nước đã gieo cấy được 5.403 nghìn ha lúa, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018; thu hoạch được 3.123,7 nghìn ha, tăng 0,7% cùng kỳ năm 2018. Ước năng suất lúa bình quân trên diện tích thu hoạch đạt 66 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 23,3 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả nước, đàn bò tăng khoảng 2,9%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 193 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018 do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi ở mức cao, đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi. Đàn gia cầm phát triển tốt với mức tăng khoảng 11-12% do không có dịch bệnh xảy ra. Riêng chăn nuôi lợn gặp khó khăn do dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên diện rộng và đã xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước (58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,6 triệu con). Tổng số lợn của cả nước tháng 6/2019 giảm 5,5% so với cùng thời điểm năm 2018, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2018.

Ảnh minh họa.

Bộ đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 20/5/2019, của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/3/2019; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, đồng thời tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi trong vận chuyển, giết mổ lợn thịt, lợn giống sạch bệnh; chuẩn bị cung ứng đủ lợn giống phục vụ tái đàn sau khi dịch được khống chế.

Ước đến hết 6/2019, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 105 nghìn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 6,5 triệu m3, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018. Cả nước đã thu được 1.136,1 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 36% kế hoạch năm, tăng 7% so với cùng kỳ. Đáng mừng là nhiều địa phương đã tích cực, chủ động triển khai công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn, lũy kế từ 2014 đến hết tháng 5/2019 cả nước trồng được 217.571 ha rừng thâm canh gỗ lớn, đạt 81,8% kế hoạch. Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) đã được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2019. Hiệp định VPA/FLEGT gửi một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam và EU đối với việc thúc đẩy thực hiện Chương trình “Thương mại và phát triển bền vững” của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng thủy sản ước đạt hơn 3,78 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khai thác ước đạt 1,88 triệu tấn, tăng 5,4% so (khai thác biển đạt 1,43 triệu tấn, tăng 5,2%; khai thác nội địa đạt 86 ngàn tấn, tăng 1,8%.). Nuôi trồng ước đạt 1,92 triệu tấn, tăng 7%. Sản lượng nuôi cá tra tại ĐBSCL 6 tháng đạt 684 nghìn tấn, tăng 6,4%. Sản lượng tôm đạt 278 nghìn tấn, tăng 6,9%.

Tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế

Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu đã thể hiện khá rõ về tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa, quả, các loại cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm đặc sản; giảm các ngành hàng, sản phẩm đang có xu hướng tăng cung; tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao trong tổng sản lượng sản xuất và hàng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 19,75 tỷ USD, tăng 2,1% cùng kỳ năm 2018, trong đó: (i) Nhóm hàng nông sản chính ước đạt 9,33 tỷ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ; (ii) Các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 311 triệu USD, tăng 1,8%; (iii) Thủy sản ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ; (iv) Lâm sản chính ước đạt 5,27 tỷUSD, tăng 21,2%(trong đó gỗvà sản phẩm gôưỡ́c đạt hơn 4,9 tỷUSD, tăng 20,1%, sản phẩm mây, tre, cói 236 triệu USD tăng 55,7%).

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn và ưu tiên bố trí nguồn lực để phấn đấu về đích ngay trong năm 2019 (sớm hơn 01 năm so với mục tiêu được giao). Tính đến tháng 6/2019, cả nước đã có 4.402 xã (49,38%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 564 xã (6,32%) so với cuối năm 2018; có 76/664 huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; có 04 địa phương (Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương, Đà Nẵng) có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó, Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 với 100% số xã (133/133) đạt chuẩn nông thôn mới và 100% (11/11) đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Bình quân cả nước đạt 15,43 tiêu chí/xã; không còn xã dưới 5 tiêu chí, có 42/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án/Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bộ đã tổ chức thành công Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu và Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019.

Hình thành các chuỗi liên kết

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến hết năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, Bộ đã xây dựng 45 dịch vụ công (DVC) trực tuyến cấp độ 3,4, trong đó có 15 DVC kết nối một cửa quốc gia. Các dịch vụ công được tích hợp toàn bộ tại một cổng duy nhất, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời, công khai và minh bạch. Bộ đã ban hành Danh mục TTHC trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT với tổng số 386 TTHC; số TTHC được cắt giảm so với trước đó là 122 thủ tục. Lũy kế đến nay, Bộ đã cắt giảm 276/326 điều kiện đầu tư (bãi bỏ 139, sửa đổi 137 điều kiện), đạt tỷ lệ 84,6%. Bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành từ 7.698 dòng hàng xuống còn 1.768 dòng hàng (cắt giảm trên 77%); kiểm tra chuyên ngành chuyển mạnh mẽ từ tiền kiểm sang hậu kiểm; xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan.
Đến nay, hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị đã trở nên khá phổ biến. 6 tháng tháng đầu năm 2019, đã thành lập mới được 587 HTX nông nghiệp, nâng tổng số HTX nông nghiệp lên 14.287 HTX; thành lập mới trên 1.100 doanh nghiệp nông lâm thủy sản, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lên trên 10.200 doanh nghiệp. Cả nước hiện đã xây dựng và phát triển mô hình liên kết với 1.254 chuỗi, 1.452 sản phẩm và 3.172 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại Vĩnh Phúc

Xuất khẩu qua trung gian, nhiều nông sản Việt bị đội giá

Tại thị trường Trung Quốc, thị trường lớn nhất của nông sản Việt, có sản phẩm khi xuất qua nhiều trung gian đã khiến giá thành đội lên gần gấp 2 lần.

Người dân huyện Lục Ngạn, Bắc Giang sơ chế vải thiều để xuất khẩu sang Trung Quốc. (Trần Quang)

Căn cứ vào những tìm hiểu từ các hội chợ nông sản thực phẩm lớn trong khu vực và kinh nghiệm từ xuất khẩu nông sản vào các nước châu Á, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đặc biệt lưu ý với doanh nghiệp Việt về việc xuất khẩu chính ngạch và gia tăng giá trị sản phẩm bằng am hiểu người tiêu dùng để đầu tư cho bao bì, chế biến hợp khẩu vị. Việc gia tăng giá trị bằng bao bì, chế biến theo khẩu vị đã được chứng minh thông qua các sản phẩm nông sản có mặt tại những hội chợ thực phẩm lớn của khu vực như: Thaifex của Thái Lan, Sial của Thượng Hải, Trung Quốc…

Ở đây, người tiêu dùng châu Á đặc biệt ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, sạch, dinh dưỡng cân bằng, thay thế được protein động vật, quy trình chế biến và dùng bao bì thân thiện với môi trường… Tại thị trường châu Á, có sự nổi bật của hai công nghệ mới trong chế biến thực phẩm là lên men và sấy lạnh, thay cho các hình thức chế biến xưa cũ như chiên dầu, giữ được chất dinh dưỡng trong thực phẩm và tốt cho sức khỏe.

Khi đã có sản phẩm nông sản đúng xu hướng, đáp ứng yêu cầu của thị trường, thì doanh nghiệp Việt cần tìm cách xuất khẩu chính ngạch, tận dụng kênh online và hệ thống siêu thị để giảm tối đa chi phí cho các khâu trung gian. Có như thế, nông sản thực phẩm Việt mới có thể cạnh tranh được với nông sản các nước khác tại thị trường châu Á.

Đơn cử như tại thị trường Trung Quốc, thị trường lớn nhất của nông sản Việt, có những sản phẩm khi xuất qua nhiều trung gian đã khiến giá thành đội lên gần gấp 2 lần. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nông sản trị giá 8,3 tỷ USD, nhưng xuất khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm tỷ lệ cao.

“Chỉ riêng Walmart ở Trung Quốc thôi đã có 500 siêu thị. Tôi khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam nên đi bằng kênh đó, đừng đi bằng kênh bao nhiêu năm nay chúng ta đang đi vì có quá nhiều trung gian. Chúng ta đang bị mất ở trung gian rất lớn mà lẽ ra chúng ta có thể làm được trực tiếp”, ông Nguyễn Lâm Viên, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết./.

Thanh Tâm

Nguồn KTNT: https://kinhtenongthon.vn/nganh-nong-nghiep-vuot-kho-duy-tri-da-tang-truong-kha-post28583.html