Ngành nhựa Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính

Hàng loạt tên tuổi lớn của ngành nhựa Việt Nam (VN) đang dần rơi vào tay các đại gia Thái Lan , Hàn Quốc và Nhật Bản . Điều này đang làm dấy lên lo ngại trong thời gian tới các doanh nghiệp (DN) nội địa còn lại sẽ bị bóp nghẹt ngay trên thị trường VN. Nhiều DN nhựa Việt Nam bắt đầu hướng chuyển mình để theo kịp sự phát triển của thế giới.

Ngành nhựa tiềm năng - Doanh nghiệp nước ngoài nỗ lực thâu tóm

Cùng với đó, Tập đoàn SCG của người Thái Lan còn hoạch định số vốn đầu tư lên 6 tỉ USD để gia tăng sức mạnh trong ngành nhựa VN từ đây cho đến năm 2020. Đáng chú ý trước đó SCG cũng đã chi 121 triệu USD để sở hữu cổ phần tại bảy công ty nhựa VN. Riêng với Công ty Cổ phần Nhựa Tiền Phong, hiện Công ty Sekisui Chemical (Nhật) đã thế chân SCG trở thành cổ đông lớn tại công ty này.

Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn

Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn

Theo ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN (VPA), Thái Lan với các bước chuẩn bị thâm nhập thị trường nhựa VN bài bản, hệ thống phân phối chuyên nghiệp. Chẳng hạn các sản phẩm nhựa của DN Thái được ưu tiên phân phối chính thức tại các trung tâm bán buôn của Metro trải dài trên khắp lãnh thổ VN.

Không chỉ người Thái thấy sức hấp dẫn từ thị trường nhựa VN mà người Hàn Quốc cũng đặt thị trường nhựa vào tầm ngắm. Sau khi mua lại Công ty Bao bì Minh Việt từ Masan, Tập đoàn Dongwon Systems Corporation ( Hàn Quốc ) đã thực hiện thu gom cổ phiếu Công ty Nhựa Tân Tiến trên thị trường.

Đây là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực bao bì phức hợp cho ngành thực phẩm với doanh thu bình quân hằng năm 1.300-1.500 tỉ đồng. Hầu hết khách hàng của Tân Tiến là những ông lớn có thương hiệu mạnh tại thị trường VN như Unilever, Ajinomoto, Acecook, Trung Nguyên, Vinamilk,…

Tính đến thời điểm hiện nay, Tập đoàn Dongwon Systems Corporation của người Hàn đã là cổ đông lớn tại Tân Tiến với tỉ lệ sở hữu lên đến 97,83%. Sau khi thâu tóm được Tân Tiến, toàn bộ hội đồng quản trị người Việt, trong đó có những nhà sáng lập DN này bị “hất văng” ra khỏi các vị trí chủ chốt của công ty để nhường lại cho người Hàn quản lý.

Người Nhật cũng không kém khi Công ty MeiwaPax Group chi 16,5 triệu USD mua Công ty Bao bì Sài Gòn (Sapaco); Oji Holding Corporation mua Công ty TNHH Bao bì United; Sagasiki Vietnam mua Công ty In và Bao bì Goldsun.

Doanh nghiệp Việt chuyển mình mạnh mẽ

Hơn một thập kỷ qua, ngành sản xuất chất dẻo tại khu vực phía Bắc đã khẳng định vị trí quan trọng trong nền công nghiệp Việt Nam. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn với mức tăng trưởng bình quân 12 - 15% mỗi năm. Nhu cầu tiêu thụ nhựa bình quân đầu người sẽ tăng và đạt 45 kg/người/năm vào năm 2020, tương đương tỉ lệ tăng trưởng là 4%/năm.

Việt Nam hiện đã xuất khẩu sản phẩm nhựa đến 150 quốc gia trên thế giới.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện đã xuất khẩu sản phẩm nhựa đến 150 quốc gia trên thế giới. 8 tháng năm 2019, tổng sản lượng nhựa xuất khẩu Việt Nam đạt 2.528 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng tháng 9/2019, sản phẩm nhựa xuất khẩu đạt 280 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp nhựa VN đều nhập các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới về sản xuất tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật. Đơn cử như Công ty cổ phần Cúc Phương. Năm 2005, Cúc Phương khẳng định vai trò của mình, bắt đầu sản xuất ống nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế DIN 8077/8078 đưa sản phẩm với thương hiệu ống nhựa Dismy đến rộng rãi với người dân Việt Nam. Năm 2018, Cúc Phương mở rộng và tăng công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường - Nhà máy sản xuất 8ha tại tỉnh Hưng Yên. Hiện tại, Nhà máy đủ khả năng cung cấp các sản phẩm Ống và phụ kiện uPVC DISMY, PP-R DISMY, HDPE DISMY, Các sản phẩm Van, vòi đồng DISMY ,….….cùng hàng ngàn phụ kiện khác có mặt trên khắp 64 tỉnh thành cả nước.

Quy trình sản xuất nhựa tại Công ty cổ phần Cúc Phương

Ngày 12/11/2019, tại sự kiện lễ kỉ niệm 20 năm thành lập Công ty cổ phần Cúc Phương, Ông Phan Tiến Phương - Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Cúc Phương khẳng định sẽ tiếp tục giữ gìn những giá trị trong suốt 20 năm Cúc Phương dày công xây dựng, tiếp tục bổ sung giá trị mới để bắt nhịp với sự phát triển của thế giới trong công cuộc hiện đại hóa, tự động hóa.Trong chiến lược phát triển 5 năm tới, sẽ tập trung nghiên cứu công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm cho người dân, tiết kiệm nguồn nước của Quốc gia, hỗ trợ đại lý về chiến lược phát triển thị trường, đào tạo kỹ thuật thi công và phát triển nguồn lực con người.

Nguyệt Thư

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/nganh-nhua-viet-nam-du-tieu-chuan-xuat-khau-vao-cac-thi-truong-kho-tinh-92370.html