Ngành đóng tàu quân sự Nga tiếp tục 'ngấm đòn' cấm vận từ Ukraine

Mặc dù giới chức quân sự Nga liên tục khẳng định các lệnh cấm vận áp đặt lên họ không gây ảnh hưởng gì đáng kể, nhưng thực tế lại diễn ra hoàn toàn khác.

Sức mạnh hạm đội tàu mặt nước của hải quân Nga ngày nay, đặc biệt là khả năng tác chiến viễn dương bị đánh giá rất yếu. Một trong những nguyên nhân quan trọng nằm ở việc Ukraine đã từ chối cung cấp động cơ cần thiết.

Tình hình nghiêm trọng đến mức nào được chứng minh bằng kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, khi quyết định thay thế các khinh hạm hoạt động ở vùng biển xa và đại dương bằng tàu tên lửa nhỏ, nhằm bảo vệ khu vực gần bờ.

Tình hình nghiêm trọng đến mức nào được chứng minh bằng kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, khi quyết định thay thế các khinh hạm hoạt động ở vùng biển xa và đại dương bằng tàu tên lửa nhỏ, nhằm bảo vệ khu vực gần bờ.

Nhưng khinh hạm thuộc Dự án 11356R hiện lâm vào tình trạng rất khó khăn. Ban đầu, Nga dự định đóng 6 chiếc để thay thế Dự án 22350, việc đóng mới hiện bị trì hoãn liên quan đến nguồn cung cấp động cơ.

Trước sự kiện Crimea năm 2014, Ukraine chỉ cung cấp được 3 động cơ turbine khí cho Nga và sau khi Kiev cấm bàn giao thêm nữa, việc hoàn thiện lớp chiến hạm này đã bị cản trở.

Do gặp vấn đề trong việc thay thế động cơ nhập khẩu, Bộ Quốc phòng Nga quyết định thực hiện một bước đi khá liều lĩnh, đó là ý tưởng thay thế các tàu cấp 2 bằng tàu nhỏ cấp 3.

Lý do chính là những chiến hạm loại này có chi phí chế tạo rẻ hơn nhiều và một số lượng lớn có thể được đóng mới khá nhanh, phù hợp với điều kiện của nước Nga ngày nay.

Tàu tên lửa cỡ nhỏ Dự án 21631 Buyan-M đã hoạt động khá tốt trong năm 2015 và 2016, giáng một loạt cuộc tấn công vào các vị trí phiến quân khủng bố ở Syria. Chúng được trang bị tên lửa Kalibr-NK, và trong tương lai sẽ là Zircon.

Hiện 9 tàu Buyan-M đã hoàn thành và 3 tàu nữa đang được đóng. Tuy nhiên thực tế khi sử dụng chúng ở vùng biển xa đã cho thấy nhiều nhược điểm, đó là độ ổn định tương đối kém.

Những vấn đề này đã được Dự án 22800 Karakurt sửa chữa. Về cơ bản đây là một phiên bản cải tiến của Buyan-M với khả năng đi biển và tự chủ điều hướng tăng lên, chúng vẫn mang được tên lửa Kalibr và Zircon.

Hải quân Nga dự kiến sẽ vận hành 18 chiếc Karakurt. Mặc dù có kích thước khiêm tốn nhưng con tàu có thể thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo khả năng phòng thủ lẫn tấn công.

Tuy nhiên ý định thay thế các tàu khu trục nhỏ bằng chiến hạm có lượng giãn nước ít hơn 4,5 lần không nói lên điều gì tốt đẹp về tình trạng ngành đóng tàu của Nga

Thật không may, vấn đề đã xuất hiện trong quá trình sản xuất Karakurt. Vì vậy hợp đồng đóng mới 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ với Vostochnaya Verf được ký vào năm 2018 đã không thể thực hiện và bị chấm dứt.

Người tiếp quản công việc là nhà máy đóng tàu Vladivostok số 602 đã mất một nửa số đơn đặt hàng và những nhân viên buộc phải tạm nghỉ chờ đến khi có hợp đồng mới.

Có ý kiến cho rằng việc này được thực hiện không phải vì “cái hại” của Bộ Quốc phòng, mà vì đơn giản là ngành đóng tàu không thể đáp ứng được khối lượng đặt hàng.

Để thay thế động cơ Ukraine, Zvezda đã phát triển loại M-507D-1 ở Vùng Leningrad, nhưng không thể sản xuất thiết bị này với số lượng đủ lớn.

Cần thiết phải chuyển một phần khối lượng công việc cho nhà máy chế tạo máy Kingisepp (KMZ), nhưng nhà thầu phụ cũng không thành công, dẫn tới một vụ tranh tụng trước tòa.

"KMZ vẫn chưa thiết lập việc sản xuất hàng loạt động cơ diesel phù hợp, mặc dù tất cả các tài liệu cần thiết cho việc sản xuất của họ đã được chính thức bàn giao", ấn phẩm thông tin Zvezda giải thích.

Nhìn chung, thay thế nhập khẩu là một việc làm khó khăn và chậm chạp. Rõ ràng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định xóa khỏi danh sách hai chiếc Karakurt, mỗi chiếc tiêu tốn ngân sách 2 tỷ Ruble.

Giải pháp khả thi nhất là nhập khẩu động cơ hoặc thuê luôn Trung Quốc đóng mới chiến hạm cũng được đưa ra, nhưng "niềm kiêu hãnh" của người Nga đang kìm chân chính họ.

Trong tương lai, Nga sẽ vẫn sẽ còn rất nhiều việc phải làm để thoát khỏi hậu quả nặng nề từ các lệnh cấm vận do Ukraine áp đặt lên nền công nghiệp quốc phòng nước này.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nganh-dong-tau-quan-su-nga-tiep-tuc-ngam-don-cam-van-tu-ukraine-post445484.antd