Ngành công nghiệp nào trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tỷ phú

Từ bán thiết bị mái lợp cho đến các mặt hàng đồ uống, con đường đi đến danh hiệu tỷ phú dường như không giới hạn. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp được đánh giá nổi bật hơn, đồng thời là bàn đạp giúp các tỷ phú dễ dàng kiếm tiền.

Tỷ phú tiền điện tử Sam Bankman-Fried.

Tỷ phú tiền điện tử Sam Bankman-Fried.

Vậy đâu là con đường làm giàu nhanh nhất? Tài chính hay đầu tư? Thống kê cho thấy, hơn một phần tư những người giàu nhất thế giới gây dựng sự nghiệp trên các lĩnh vực này. Kế đó, xu hướng mới nhất sinh ra các "gã khổng lồ" tài chính là tiền số. Khi bitcoin liên tiếp đạt ngưỡng kỷ lục cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại tiền điện tử, ngành công nghiệp mới nổi đã gây ấn tượng với sáu tỷ phú mới có mặt trong danh sách.

Sau cùng, một ngành công nghiệp "tiền tỷ" khác không thể bỏ qua chính là công nghệ. Có thể nói, không có ngành nào tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ đối với bảng xếp hạng của Forbes nhưng cách mà ngành công nghệ đã làm trong suốt thập kỷ qua. Một phần năm người giàu thế giới tại Mỹ khởi nghiệp từ ngành này, bao gồm những cái tên nổi bật như Jeff Bezos sáng lập Amazon, CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng như 11 tỷ phú công nghệ mới. Bên cạnh đó, kinh doanh các mặt hàng thường nhật như thực phẩm hay quần áo cũng là lựa chọn tiềm năng. 38 tỷ phú làm giàu nhờ kinh doanh ngành ẩm thực và đồ uống, chiếm một phần ba trong số 400 nhân vật trong danh sách. Kế tiếp là ngành thời trang và bán lẻ được thống trị bởi gia tốc Walton sở hữu khối tài sản kếch xù từ Wal-mart. Dưới đây là chi tiết về các ngành công nghiệp cho ra đời nhiều tỷ phú nhất:

Tài chính và đầu tư: 103 tỷ phú chiếm 25,75% danh sách với tổng thu nhập ròng 846,9 tỷ đô la. Tỷ phú giàu nhất trong ngành là Warren Buffett với 102 tỷ đô.

Công nghệ: Có tổng cộng 80 tỷ phú chiếm 20% danh sách. Tổng thu nhập ròng rơi vào khoảng 1,6 nghìn tỷ đô la. Tỷ phú tiêu biểu nhất, Jeff Bezos sở hữu 201 tỷ. Ẩm thực và Đồ uống: 38 tỷ phú chiếm 9,5% danh sách. Tổng thu nhập ròng 242,2 tỷ đô la. Người giàu nhất ngành này là Jaqueline Mars và John Mars đồng sở hữu 31,8 tỷ đô.

Thời trang và Bán lẻ: 31 tỷ phú chiếm 7,75% danh sách với tổng thu nhập ròng 477,6 tỷ đô. Tỷ phú giàu nhất là Jim Walton 68,8 tỷ cùng với Alice, Rob Walton. Truyền thông và giải trí: 26 tỷ phú chiếm 6,5% với tổng thu nhập ròng 254,6 tỷ đô la. Tỷ phú tiêu biểu là Michael Bloomberg trị giá 70 tỷ.

Bất động sản: 24 tỷ phú chiếm vỏn vẹn 6% số lượng trong bảng xếp hạng. Tổng thu nhập ròng khoảng 122,4 tỷ đô. Nhân vật nổi bật là Donald Bren 16,2 tỷ đô la. Năng lượng: 17 tỷ phú chiếm 4,25% và tổng thu nhập ròng đạt 97 tỷ đô la. Harold Hamm là cái tên đứng đầu ngành này với số tài sản 11,4 tỷ đô.

Sản xuất: 16 tỷ phú chiếm 4% danh sách. Tổng thu nhập ròng đạt 84.6 tỷ đô la. Người giàu nhất là Steven Rales với 10,1 tỷ đô la Mỹ. Sức khỏe: 15 tỷ phú chiếm 3,75%. Tổng thu nhập ròng đạt 109,2 tỷ. Tỷ phú Thomas Frist là người giàu nhất trị giá 20.8 tỷ đô. Thể thao: 13 tỷ phú, 3,25%, tổng thu nhập ròng 71,2 tỷ đô. Stanley Kroenke sở hữu khối tài sản 10,7 tỷ./.

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/nganh-cong-nghiep-nao-tro-thanh-manh-dat-mau-mo-cho-cac-ty-phu-32144/