Ngán ngẩm: Ba Lan vứt bỏ 'sát thủ săn ngầm' mà NATO sợ hãi

Có được trực thăng AW101, Ba Lan đang có ý định vứt bỏ hoàn toàn các máy bay trực thăng săn ngầm Mi-14 được sản xuất thời Liên Xô, nhưng tới nay vẫn khiến nhiều nước NATO hãi.

Hôm 8/4, Bộ Quốc phòng Ba Lan đã ký một gói thỏa thuận trị giá 104 triệu USD với Công ty hàng không vũ trụ Leonardo (Italy) về việc mua 4 trực thăng cứu hộ cứu nạn AW101 Merlin. Dự kiến hợp đồng chính thức về thương vụ sẽ ký sau tháng 4. Nguồn ảnh: Airliners.net

Đáng chú ý, theo thông tin BQP Ba Lan, hải quân nước này có kế hoạch mua 8 trực thăng săn ngầm - tìm kiếm cứu hộ cứu nạn thay thế hoàn toàn 10 trực thăng Mi-14 thời Liên Xô (gồm 8 chiếc Mi-14PLMK và hai chiếc Mi-14PL/R). Nguồn ảnh: Wikipedia

Đây có lẽ là quyết định khiến nhiều quốc gia NATO “hưởng ứng, hoan hỉ” vì sau cùng “bằng nhiều thủ đoạn”, họ đang loại bỏ dần 100% những chiếc trực thăng săn ngầm Mi-14 đáng sợ một thời. Nguồn ảnh: Airliners.net

Còn nhớ vào năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ và NATO đã ép Nga phải bỏ luôn trực thăng Mi-14 vì lo sợ sự nguy hiểm trong vai trò tác chiến chồng ngầm của loại máy bay này. Lưu ý là mới đây, Nga từng có ý định hồi sinh trực thăng Mi-14 bởi tham số kỹ chiến thuật của nó vẫn vượt trội so với dòng Ka-27 hiện tại. Nguồn ảnh: Airliners.net

Ví dụ như dự trữ hành trình bay liên tục 5 tiếng đồng hồ hay phạm vi hoạt động của Mi-14 lên tới 1.100km. Phiên bản Mi-14PL mà Ba Lan đang dùng trang bị radar, sonar và các phao thủy âm kèm với khả năng mang được ngư lôi 400mm AT-1 hoặc APR-2. Nguồn ảnh: Airliners.net

Đáng chú ý, so với Ka-27, Mi-14 với thiết kế phần thân như đáy thuyền cho phép nó hạ cánh dễ dàng trên mặt biển. Đây là một khả năng mà không nhiều trực thăng hải quân trên thế giới làm được. Nguồn ảnh: Airliners.net

Tất nhiên, việc thay thế trực thăng săn ngầm Mi-14 là có lộ trình rõ ràng. Theo các nguồn tin mới nhất, do nhiều khó khăn về ngân sách BQP Ba Lan tạm thời chỉ thay 4 chiếc Mi-14 (gồm 2 săn ngầm, 2 cứu hộ), vẫn còn 4 chiếc “sát thủ” trong biên chế. Nguồn ảnh: Airliners.net

AW101 là trực thăng đa năng hạng trung do Anh và Italy hợp tác phát triển từ cuối những năm 1980 và chính thức được sản xuất hàng loạt từ đầu thế kỷ 21. Loại máy bay được phương Tây tự đánh giá là có độ tin cậy cao, nhiều tính năng hiện đại, có thể tùy biến đa dạng mọi nhiệm vụ dân sự - quân sự, có thể hoạt động trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất. Nguồn ảnh: Airliners.net

Hiện ngoài phiên bản cứu hộ cứu nạn trên biển, Leonardo còn cung cấp phiên bản săn ngầm AW101 với với hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại gồm: radar thám sát biển Blue Kestrel 5000; hệ thống sonar thủy âm; hệ thống gây nhiễu điện tử... Không loại trừ khả năng việc Ba Lan có thể mua phiên bản này trong tương lai thay thế nốt các máy bay Mi-14 săn ngầm. Nguồn ảnh: Airliners.net

Về vũ khí, AW101 khả năng mang được tới 4 ngư lôi 324mm Sting Ray hoặc bom chìm chống ngầm hoặc tên lửa chống hạm tầm ngắn... tùy theo yêu cầu từ đối tác. Nguồn ảnh: Wikipedia

AW101 có khả năng chở 26 binh sĩ hoặc 38 hành khách bình thường hoặc 5 tấn hàng hóa. Nó được trang bị tới 3 động cơ tuabin trục cho tốc độ bay tối đa 278km/h, tầm bay 833km, thời gian hoạt động liên tục 5 tiếng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Video trực thăng Mi-14 quần vòng sát sạt trên mặt nước. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ngan-ngam-ba-lan-vut-bo-sat-thu-san-ngam-ma-nato-so-hai-1209253.html