Ngạc nhiên: Nuôi tằm kiểu mới, 'nhả' ra cả tấm chăn vàng óng

Trồng dâu nuôi tằm là nghề đang được phát triển mạnh ở xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Cữ này ở xã Diễn Kim (Diễn Châu) bà con đang vào vụ nuôi tằm và sản xuất kén. Nghề nuôi tằm ở đây đang được khôi phục lại và phát triển thuận lợi nhờ được tư vấn kỹ thuật, trong đó có vai trò của tổ chức JICA (Nhật Bản). Ảnh: Gia đình ông Phạm Vũ Thuần ở xóm Tiền Tiến 1, xã Diễn Kim đang tuyển tằm chín để tạo kén. Ảnh: Trân Châu.

Cữ này ở xã Diễn Kim (Diễn Châu) bà con đang vào vụ nuôi tằm và sản xuất kén. Nghề nuôi tằm ở đây đang được khôi phục lại và phát triển thuận lợi nhờ được tư vấn kỹ thuật, trong đó có vai trò của tổ chức JICA (Nhật Bản). Ảnh: Gia đình ông Phạm Vũ Thuần ở xóm Tiền Tiến 1, xã Diễn Kim đang tuyển tằm chín để tạo kén. Ảnh: Trân Châu.

Năm nay, theo phản ánh của bà con, tằm đẹp, tỷ lệ chết rất ít, cho chất lượng kén cao. Nuôi tằm ở Diễn Kim đang cho thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng/hộ. Ảnh: Quang An

Nong kén kiểu mới xoay đã được ứng dụng ở Diễn Kim, giúp kén tiếp cận tốt với ánh nắng. Những nong kén kiểu xoay cũng giúp người dân dễ dàng gỡ kén ra để dệt. Ảnh: Trân Châu

Giá tơ thành phẩm hiện nay là 800.000 - 1.000.000 đồng/kg, từ đây được đưa đi tiêu thụ ở Hà Nội, Lào, Thái Lan và dệt tại các làng dệt ở Nghệ An. Ảnh: Quang An

Đây là tằm được thả trên khuôn đang tự nhả tơ đan chăn, thảm; cách làm này giúp người làm nghề tằm tơ ở Diễn Kim có thu nhập cao hơn sản xuất tơ theo cách thông thường. Ảnh: Trần Cảnh Yên

Thảm tơ tằm sau khi tằm tự đan xong. Ảnh Trần Cảnh Yên

Đầu năm 2018, giá kén tăng nên người dân xã Diễn Kim, Diễn Châu tích cực sản xuất tơ tằm trắng. Loại tơ trắng này đắt hơn tơ vàng 200.000 đồng/kg. Tơ tinh trắng hiện có giá 1 triệu đồng/kg làm từ kén trắng loại 1. Mỗi năm xã Diễn Kim sản xuất được gần 7 tấn tơ loại này. Ảnh: Quang An

Ông Phạm Xuân Bang - Chủ tịch UBND xã Diễn Kim cho biết: Toàn xã có khoảng 120 hộ dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Với kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm được hỗ trợ từ JICA, nông dân yên tâm làm nghề. Địa phương đang khuyến khích bà con bám nghề, vừa để giải quyết việc làm, vừa lưu giữ nét truyền thống lâu đời của cha ông. Ảnh: Quang An

Theo Trân Châu - Quang An - Cảnh Yên /Báo Nghệ An

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/ngac-nhien-nuoi-tam-kieu-moi-nha-ra-ca-tam-chan-vang-ong-1050838.html