Ngạc nhiên lý do phi công Mỹ thèm khát Mi-24 của Nga

Một loại trực thăng tấn công hiện đại và nổi tiếng như trực thăng Apache AH-64 lại có một điểm yếu cố hữu khiến trong nhiều trường hợp, phi công Mỹ sẽ ước gì mình đang lái Mi-24 của Nga chứ không phải chiếc Apache.

Điểm yếu lớn nhất của trực thăng Apache AH-64 thực chất lại là việc nó hoàn toàn không có khoang chở khách. Loại trực thăng AH-64 này của Mỹ chỉ có đúng hai ghế ngồi và chỉ có thể mang theo được tối da hai người theo lý thuyết. Nguồn ảnh: API.

Mặc dù, nhu cầu vận tải binh sĩ trên chiến trường luôn là rất lớn - nếu không muốn nói tới việc đây là nhu cầu cơ bản của mọi chiến trường. Việc thiếu thốn máy bay hay không muốn huy động cả một chiếc máy bay vận tải khổng lồ chỉ để chở một vài cá nhân đã khiến cho binh lính Mỹ lựa chọn việc ngồi vắt vẻo bên ngoài Apache như thế này. Nguồn ảnh: Flickr.

Nhu cầu này lớn tới nỗi, các phiên bản trực thăng tấn công Apache sau này còn được chế tạo với các tay nắm và gờ ở bên ngoài thân máy bay để phục vụ cho việc... ngồi ngoài máy bay được thoải mái và thuận tiện hơn. Nguồn ảnh: Flickr.

Đây cũng chính là điểm yếu khiến các phi công Mỹ trong nhiều trường hợp phải ước rằng mình được điều khiển Mi-24 thay vì chiếc Apache nổi tiếng trứ danh này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mi-24 thực tế ra đời trước cả Apache, là loại trực thăng được thiết kế theo kiểu trực thăng tấn công nhưng lại có kèm theo tính năng vận tải người và hàng hóa - một tính năng cực kỳ quan trọng và rất then chốt trong mọi cuộc chiến, trên mọi chiến trường. Nguồn ảnh: Kuban.

Loại trực thăng này có khoang chứa rất rộng, có thể mang theo được tối đa 8 binh lính với đầy đủ trang thiết bị hoặc 4 cáng cứu thương. Khi vận tải hàng hóa, Mi-24 có thể mang được tối đa 2,4 tấn hàng hóa các loại. Nguồn ảnh: Wiki.

Khả năng chiến đấu của trực thăng Mi-24 đã được chứng minh trên chiến trường khi nó có sử dụng hỏa lực sẵn có để "giải tỏa" bãi đổ bộ cho mình và sau đó tự hạ cánh để đổ quân từ trong bụng - đây là một cách thức hoạt động cực kỳ cơ động và hiệu quả, thay vì sử dụng trực thăng chiến đấu để bảo vệ trực thăng vận tải như phía Mỹ vẫn thường làm. Nguồn ảnh: Helicopter.

Tốc độ tối đa của Mi-24 vào khoảng 335 km/h - thậm chí còn lớn hơn cả tốc độ tối đa của AH-64 khi chiếc trực thăng Mỹ chỉ bay được tối đa 293 km/h; tầm hoạt động của Mi-24 lên tới 450 km - tương đương với tầm hoạt động của AH-64 và trần bay của Mi-24 cũng lớn hơn khi so với AH-64, lần lượt là 4900 mét và 4600 mét. Nguồn ảnh: Delperu.

Khả năng mang vũ khí của Mi-24 cũng tỏ ra vượt trội hơn so với chiếc trực thăng tấn công của Mỹ. Cụ thể, Mi-24 có thể mang được tối đa tới 1500 kg vũ khí các loại dưới các giá treo vũ khí của mình, kèm theo đó là một khẩu súng máy 12,7mm hoặc pháo hai nòng 30mm hoặc pháo hai nòng 23 mm tùy từng nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Aviation.

Mi-24 đã từng được sử dụng bởi hơn 50 quốc gia trên thế giới và hiện tại trên thế giới vẫn còn rất nhiều nước sử dụng loại trực thăng chiến đấu kiêm máy bay vận tải này. Trong quá khứ, Việt Nam cũng từng sử dụng Mi-24 trong biên chế lực lượng Không quân. Nguồn ảnh: Aviation.

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh trực thăng Apache tham chiến.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ngac-nhien-ly-do-phi-cong-my-them-khat-mi-24-cua-nga-1100381.html