Ngạc nhiên dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ hiện đại của Đài Loan

Mặc dù luôn vướng phải các rào cản về mặt chính trị từ phía Bắc Kinh, công nghiệp quốc phòng Đài Loan vẫn có những bước tiến đáng nể trong kể từ đầu những năm 1990 cho tới nay mà đặc biệt nhất trong số đó là việc hòn đảo này tự chế tạo được chiến đấu cơ.

Có tên đầy đủ là AIDC F-CK-1 hay còn được gọi với cái tên đơn giản là IDF - viết tắt của Indigenoius Defense Fighter - Chiến đấu cơ Nội địa, đây là loại máy bay chiến đấu đầu tiên do Đài Loan tự chế tạo dựa trên các công nghệ mà hòn đảo này có được. Dây chuyền sản xuất F-CK-1 cũng được Đài Loan đưa vào hoạt động từ năm 1997. Nguồn ảnh: Sina.

Có tên đầy đủ là AIDC F-CK-1 hay còn được gọi với cái tên đơn giản là IDF - viết tắt của Indigenoius Defense Fighter - Chiến đấu cơ Nội địa, đây là loại máy bay chiến đấu đầu tiên do Đài Loan tự chế tạo dựa trên các công nghệ mà hòn đảo này có được. Dây chuyền sản xuất F-CK-1 cũng được Đài Loan đưa vào hoạt động từ năm 1997. Nguồn ảnh: Sina.

Trước đó ba năm, từ năm 1994 quá trình sản xuất hàng loạt của loại máy bay này đã bắt đầu được khởi động. Tính tới năm 1999, đã có tổng cộng 130 chiếc chiến đấu cơ IDF gia nhập Không quân Đài Loan. Nguồn ảnh: Sina.

Trước đó, vào những năm đầu của thập niên 80, Đài Loan đã ngỏ ý định muốn mua các chiến đấu cơ F-20 Tigershark do Mỹ sản xuất để trang bị cho biên chế chính thức của mình. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, do vào thời gian này mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang dần trở nên tốt đẹp, Washington không muốn để Bắc Kinh phật ý nên quyết định dừng bán vũ khí mới cho Đài Loan vô thời hạn. Nguồn ảnh: Sina.

Tự nhận thấy việc phải trông chờ nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài dễ có thể khiến Đài Loan bị lệ thuộc, nước này đã quyết tâm tự thiết kế và sản xuất một loại máy bay nội địa cho riêng mình. Nguồn ảnh: Sina.

Tổng cộng có bốn tập đoàn thiết kế hàng không phát triển nhất Đài Loan tham gia vào dự án này. Bao gồm tập đoàn Vân Hán chịu trách nhiệm nghiên cứu động cơ, Ứng Dương thiết kế kiểu dáng khí động học, Thiên Lôi thiết kế hệ thống điện, điện từ và Thiên Kiếm thiết kế tên lửa. Nguồn ảnh: Sina.

Một loạt các phiên bản của chiến đấu cơ IDF đã được Đài Loan cho ra đời sau đó, trong đó bao gồm cả phiên bản huấn luyện - đảm bảo cho Đài Loan không những tự chủ được về phương tiện chiến đấu mà còn tự chủ được cả về nguồn phi công chiến đấu. Nguồn ảnh: Sina.

Phiên bản chiến đấu của loại chiến đấu cơ này chỉ có một chỗ ngồi, sải cánh rộng 9 mét trong khi chiều dài máy bay đạt 14,48 mét. Điều này khiến cho trọng lượng cất cánh tối đa của IDF chỉ là 9,5 tấn - cao hơn trọng lượng rỗng 3 tấn. Nguồn ảnh: Sina.

Máy bay được trang bị 2 động cơ loại Honeywell, đây là loại động cơ do Mỹ và Đài Loan hợp tác nghiên cứu, có công suất đẩy khô mỗi động cơ đạt 27 kN. Nguồn ảnh: Sina.

Có trọng lượng nhẹ nhưng lại được trang bị tới hai động cơ, tốc độ tối đa của IDF có thể lên tới Mach 1.8 - thành công này có được một phần cũng là nhờ kiểu dáng khí động học cực kỳ xuất sắc mà nó có được. Nguồn ảnh: Sina.

Tầm hoạt động của loại tiêm kích này tối đa cũng lên tới 1100 km, trần bay tối đa 16.800 mét - thừa đủ để Đài Loan phòng thủ, bảo vệ chủ quyền của mình. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên điểm yếu của mỗi chiếc IDF lại nằm ở hệ thống vũ khí của nó, loại máy bay này chỉ được trang bị 1 khẩu pháo 20mm cùng với bốn giá treo, mang được tối đa 4 tên lửa không đối không. Nguồn ảnh: Sina.

Theo kienthuc.net.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/ngac-nhien-day-chuyen-san-xuat-chien-dau-co-hien-dai-cua-dai-loan/20190630021644805