Ngạc nhiên cách biệt kích Mỹ bơi hàng chục km mà không mệt

Giống với Đặc công nước của Việt Nam, biệt kích hải quân của Mỹ cũng phải có kỹ năng và thể lực để bơi hàng chục km dưới nước mà vẫn còn đủ sức khỏe để chiến đấu tiếp sau khi lên bờ.

Theo đó Biệt kích Hải quân Mỹ (Navy SEALs) được học những kỹ thuật bơi cực kỳ đặc biệt. Những kỹ thuật bơi này không những giúp đặc nhiệm SEAL bơi được nhiều chục km không mệt mà còn giúp họ thoát được khỏi những tình huống hiểm nghèo trong thực chiến. Nguồn ảnh: BI.

Theo đó Biệt kích Hải quân Mỹ (Navy SEALs) được học những kỹ thuật bơi cực kỳ đặc biệt. Những kỹ thuật bơi này không những giúp đặc nhiệm SEAL bơi được nhiều chục km không mệt mà còn giúp họ thoát được khỏi những tình huống hiểm nghèo trong thực chiến. Nguồn ảnh: BI.

Một trong những kỹ thuật bơi được biệt kích hải quân Mỹ thuộc nằm lòng đó là kỹ thuật bơi nghiêng. Với cách bơi này, người lính có thể bơi được hàng chục kilomets với thời gian ngắn nhất và ít tốn sức hơn nhiều so với các kiểu bơi ếch hay bơi bướm. Nguồn ảnh: BI.

Một kiểu bơi khác của đặc nhiệm hải quân đó là kiểu bơi tốc độ cao khi lặn. Với kiểu bơi này, người lính có thể di chuyển được quãng đường rất xa trước khi phải ngoi lên lấy hơi. Nguồn ảnh: Navyseal.

Những thợ lặn này còn được học cách thoát hiểm khi bị tấn công giật mặt nạ và bình dưỡng khí khi đang lặn. Đây là kiểu cận chiến cực kỳ nguy hiểm khi ở dưới nước - môi trường mà súng đạn gần như vô dụng, vũ khí nguy hiểm nhất lúc này lại là dao găm và các mánh khóe dìm chết lẫn nhau. Nguồn ảnh: Gifcat.

Bài huấn luyện cơ bản nhất của biệt kích hải quân Mỹ đó là lặn một hơi từ đầu bể tới cuối bể. Bể bơi của đặc nhiệm Hải quân Mỹ được thiết kế theo chuẩn của bể bơi Olympic nghĩa là rộng 25 mét, dài 50 mét nhưng sâu hơn. Nguồn ảnh: Gify.

Thông thường, các thành viên Navy SEAL của Mỹ là những quân nhân đã có thời gian phục vụ trong quân đội, có khả năng bơi lặn tốt mới "dám" đăng ký vào khóa huấn luyện của lực lượng này. Nguồn ảnh: Mil.

Tỷ lệ đánh trượt trong khóa huấn luyện của SEAL là khoảng 80%, có nhiều khóa huấn luyện, 100% học viên đều bị trượt trong chỉ nửa khóa. Phần lớn các học viên thực tế lại không bị trượt ở phần huấn luyện bơi trong bể vì dù nghe có vẻ khó khăn, bơi trong bể vẫn dễ hơn nhiều so với bơi ngoài biển. Nguồn ảnh: USarmy.

Thậm chí đặc nhiệm hải quân còn được học cách bơi khi bị trói - đây là một kỹ năng thoát hiểm vạn bất đắc dĩ mà không ai muốn dùng tới nhưng ai cũng phải thành thạo. Nguồn ảnh: Navy.

Mặc dù vậy, mọi thử thách mà đặc nhiệm SEAL phải đối mặt ở bể bơi sẽ không là gì khi họ phải bơi ra ngoài biển lớn. Đây cũng chính là phần huấn luyện sẽ đánh trượt nhiều đặc nhiệm hải quân Mỹ nhất trong toàn khóa huấn luyện SEAL. Nguồn ảnh: BI.

Trong thực tế, không ít người chỉ trích khóa huấn luyện của SEAL là quá khắc nghiệt và không cần thiết vì ở ngoài đời thực, SEAL đi thực chiến luôn có "xe đưa, xe đón" và ít khi phải bơi hàng chục kilomets để tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ thực chiến được tàu ngầm đưa tới tận mục tiêu, không cần bơi hàng chục kilomets như khi tập luyện.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ngac-nhien-cach-biet-kich-my-boi-hang-chuc-km-ma-khong-met-1091507.html