Nga yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn về căng thẳng với Ukraine trên Biển Azov

Phát biểu trước báo giới, Phó Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cho biết, Nga yêu cầu tổ chức cuộc họp khẩn cấp các thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ vào lúc 11 giờ sáng ngày 26/11 về tình hình tại Biển Azov.

Nga yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn về căng thẳng với Ukraine trên Biển Azov

Liên quan đến sự leo thang nguy hiểm tình hình trên biển Azov và hậu quả có thể dẫn đến xung quanh các sự kiện này, Nga yêu cầu triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an vào 11h00 sáng ngày 26/11 với Chương trình nghị sự "Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế", ông Polyansky nói, cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 19h00 (theo giờ Moscow, 23h00 Việt Nam).

Về phần mình, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley cho biết, HĐBA sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày 26/11, sau khi Nga xác nhận đã dùng vũ lực bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine ở eo biển gần bán đảo Crimea.

Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã kêu gọi xoa dịu căng thẳng giữa Nga và Ukraine ngoài khơi bán đảo Crimea, đồng thời kêu gọi Moscow khôi phục tự do đi lại tại Eo biển Kerch.

Trong khi đó, NATO cũng hối thúc kiềm chế và giảm thiểu căng thẳng, đồng thời kêu gọi Nga đảm bảo việc tự do tiếp cận các cảng của Ukraine tại Biển Azov phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước đó, ngày 25/11, lực lượng An ninh Nga (FSB) đã nổ súng bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine vi phạm lãnh hải của mình khiến 3 quân nhân Ukraine bị thương. Ngay sau đó, Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine đã thông qua quyết định ban bố tình trạng chiến tranh trên lãnh thổ Ukraine trong vòng 60 ngày. Quyết định dự kiến được Quốc hội Ukraine xem xét thông qua trong ngày 26/11.

Nga - Ukraine căng thăng liên quan đến biển Azov

Tình hình Biển Azov thời gian gần đây

Biển Azov là vùng biển nội địa của Nga và Ukraine, nơi chỉ có các tàu Nga và Ukraine được tự do điều hướng.

Theo "Hiệp định giữa Liên bang Nga và Ukraine về hợp tác trong việc sử dụng Biển Azov và eo biển Kerch", Nga và Ukraine đều có quyền hoạt động tại Biển Azov. Từ sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea, Kiev liên tục chỉ trích Moscow và cho rằng họ có quyền bắt giữ bất kỳ tàu nào di chuyển ra vào Crimea mà không có sự cho phép của Kiev. Thêm vào đó, Kiev cũng nhiều lần cáo buộc Moscow gây "bất ổn" tình hình, mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào về cáo buộc của mình.

Từ đầu năm 2018, tình hình vận chuyển trên Biển Azov bắt đầu xấu đi. Hồi tháng Ba, Ukraine đã bắt giữ tàu đánh cá Nord của Nga đang hoạt động tại Biển Azov cùng với 10 thủy thủ. Tháng Tám vừa rồi, chính quyền Ukraine cũng bắt giữ tàu chở dầu Mechanic Pogodin của Nga.

Moscow coi các hành động của Kiev là “khủng bố biển” và phản ứng bằng cách tăng cường kiểm tra biên giới trên phần lãnh hải của mình tại Biển Azov. Mới đây, các nhà chức trách Ukraine đã bắt giữ 15 tàu bị cáo buộc nhập cảnh bất hợp pháp vào các cảng Crimea.

Trí Đức (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/nga-yeu-cau-hdba-lhq-hop-khan-ve-cang-thang-voi-ukraine-tren-bien-azov-post282989.info