Nga từng bước hất cẳng Mỹ khỏi Trung Đông

Sự ấm ức của các quốc gia Trung Đông với Mỹ cùng với sự trỗi dậy của nước Nga dưới thời ông Putin.

Mở hội nghị với phương Tây, không cần Mỹ

Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin thông báo, lãnh đạo các nước Nga, Đức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhóm họp vào ngày 27/10 tới tại thành phố Istanbul để thảo luận về chiến sự tại Syria.

Theo ông Kalin, hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ có sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Dự kiến, cuộc họp này sẽ thảo luận về vấn đề chiến sự tại tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của phe nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Các bên tham dự hội nghĩ sẽ cùng nhau tìm kiếm một giải pháp để tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, cũng như tạo động lực cho tiến trình đàm phán hòa bình.

Thực tế, cuộc họp thượng đỉnh này sẽ tập trung vào các giải pháp để đảm bảo cho lợi ích của các thành phần quân sự đang hiện diện tại Idlib, và đảm bảo cả lợi ích của các thế lực hậu thuẫn đứng sau các nhóm quân sự này. Đồng thời tìm ra một phương pháp hợp lý để giải quyết vấn đề tái thiết Syria.

Tổng thống Nga Putin sẽ nhóm họp với các vị lãnh đạo Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ về cục diện Idlib

Phải thấy rằng tại bàn cờ Idlib, một thế lực là quân đội Syria của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, đứng sau là sự hậu thuẫn của Nga. Đây là lực lượng chính danh nhất, được Liên Hợp Quốc công nhận là một chính phủ hợp pháp.

Tiếp đến là lực lượng liên minh Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) được sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp đến là lực lượng khủng bố IS, kẻ thù chính của tất cả các bên quân sự và lực lượng Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) - được cho là những kẻ khủng bố cực đoan có liên quan đến Al Qaeda.

Nếu muốn tìm kiếm một giải pháp phi quân sự cho Idlib, có lẽ chỉ cần ông Putin và ông Erdogan cùng ngồi lại với nhau và dàn xếp là ổn thỏa. Vậy tại sao phải có vai trò của Đức và Pháp tại đây, và tại sao không có nước Mỹ?

Nga đang tự tin thay Mỹ

Giải quyết vấn đề Idlib, chỉ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là đủ. Như cách hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia này thỏa thuận tại Sochi (Nga) hồi cuối tháng 9 vừa qua dẫn đến thỏa thuận phi quân sự cho Idlib đến ngày 15/10.

Và hiện tại, Nga vẫn đang cho Thổ Nhĩ Kỳ thêm thời gian, tối thiểu đến ngày 27/10, khi các nhà lãnh đạo một lần nữa ngồi lại với nhau.

Vì sao Nga chưa bật đèn xanh cho các hoạt động quân sự mà bản thân quân đội Syria đang rất nôn nóng tấn công giải phóng Idib?

Không có sự đồng ý của Nga thì không ai dám động binh. Mỹ và phương Tây muốn động binh để tấn công tận diệt quân đội Syria trung thành với Bashar al-Assad, nhưng Nga chặn mọi nẻo để cái cớ vũ khí hóa học không thể soạn lại, buộc phải án binh bất động.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn ở lại lâu dài tại Idlib và rộng hơn là cả miền Bắc Syria, chắc chắn phải nghe theo ý Nga. Bởi nếu xung đột thực sự xảy ra, quân đội Nga đang tham chiến trực tiếp tại Syria đủ sức làm chủ cuộc chiến. Trong khi Ankara đang nỗ lực mọi cách để tránh va chạm với Moscow trên chiến trường.

Một nhóm phiến quân tại Syria

Syria thừa hiểu không có yểm trợ của quân đội Nga, Damascus không đủ sức để giành chiến thắng trên chiến trường.

Vậy là tất cả các bên đều phải nhìn đến ánh mắt Nga, chờ cái gật đầu của Nga. Vai trò của Mỹ ở đâu? Thực tế nó đã bị hất đi từ lâu, kể từ thời điểm Nga trực tiếp tham chiến và bó gọn từng nhóm đối lập vào một khu vực. Miền Bắc có hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, miền Đông có người Kurd hậu thuẫn của Mỹ, IS thành trì lớn nhất nằm phía Nam.

Chẳng phải chính phủ Syria đã khẳng định, đánh xong Idlib, họ sẽ đánh tới miền Đông Euphrates nơi có lực lượng do Mỹ hậu thuẫn? Nga đang làm chủ bàn cờ này, và mọi quân cờ trên bàn dù là lực lượng nào đi nữa vẫn nằm trong vòng kiểm soát của Moscow.

Đến thời điểm hiện tại, Moscow còn cần phải cố sống cố chết đánh lấy Idlib. Chắc chắn không cần. Cuộc chiến với 40.000 tay súng đầy đủ vũ khí hạng nặng sẽ mang lại một thảm họa nhân đạo, với người dân Syria và với cả người lính Nga.chắc

Trong bối cảnh uy tín của ông Putin gần như là tối thượng ở Syria, vậy dùng chính điều này để giải quyết các khúc mắc mà không phải động binh đao mới là thượng sách.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-tung-buoc-hat-cang-my-khoi-trung-dong-3367615/