Nga tổ chức các cuộc đàm phán giữa Hội đồng Hòa bình của Taliban và Afghanistan

Cuộc họp cho thấy nỗ lực của Điện Kremlin trong việc trở thành trung gian hòa giải quốc tế.

Ông Sergei Lavrov đi ngang qua các thành viên của phái đoàn Taliban trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán. Ảnh: Sergei Chirikov / EPA

Nga đã tổ chức các cuộc đàm phán với các đại biểu Taliban và các thành viên của Hội đồng Hòa bình cấp cao Afghanistan, bởi Điện Kremlin đang muốn đóng vai trò là trung gian hòa giải giữa các phiến quân Hồi giáo và phía Chính phủ do Mỹ hậu thuẫn tại Kabul.

Cuộc họp hôm thứ Sáu đã cho thấy nguyện vọng mới của Moscow tại Afghanistan gần 30 năm sau khi Liên bang Xô Viết cho rút quân về nước.

Bộ Ngoại giao Nga đã thuyết phục phía Taliban tham dự cuộc họp này.

Phía Taliban đã cử phái đoàn gồm năm người tới Moscow từ văn phòng của họ ở Doha, một sự kiện chưa hề có tiền lệ đối với một hội nghị quốc tế nhằm vào mục đích hòa bình ở Afghanistan.

Tuy nhiên sau cuộc họp, các bên đã không đạt được nhiều kết quả cụ thể.

Chính phủ Afghanistan đã không cử đại diện trực tiếp đến các cuộc đàm phán hôm thứ Sáu, thay vào đó bầu ra các thành viên của Hội đồng Hòa bình “với tư cách là một tổ chức quốc gia nhưng phi Chính phủ”.

Chính phủ Afghanistan và Taliban đều phủ nhận rằng hội nghị đã đánh dấu các cuộc đàm phán trực tiếp về hòa bình.

Bộ Ngoại giao Nga tập trung sự chú ý vào cảnh tượng các đại biểu từ cả hai phía của đường Afghanistan ngồi cùng nhau tại Khách sạn Tổng thống của Moscow, cùng với các đại diện từ Iran, Trung Quốc, Pakistan, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan.

"Sự tham gia sự kiện ngày hôm nay sẽ trở thành một đóng góp quan trọng cho việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Chính phủ, phong trào Taliban và đại diện của hàng loạt tổ chức xã hội và chính trị của đất nước" - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, nói trong một bài giới thiệu ngắn.

Moscow đã cố gắng đóng một vai trò lớn hơn trong ngoại giao quốc tế những năm gần đây bằng việc nỗ lực giải quyết xung đột, từ đó hạ thấp vai trò của Hoa Kỳ.

Nga cũng bắt đầu các cuộc đàm phán về một tiến trình hòa bình tại Syria được đồng bảo trợ bởi các cường quốc khu vực bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Trong cả hai trường hợp, Hoa Kỳ đã có một sự hiện diện quân sự tích cực trong các quốc gia này. Mỹ đã tiến hành can thiệp chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Syria vào năm 2014. Quân đội Mỹ đã chiến đấu ở Afghanistan kể từ khi cuộc xâm lược năm 2001 để triệt hạ al-Qaida và lật đổ Taliban.

Ông Sher Mohammad Abbas Stanekzai, người đứng đầu cánh chính trị của Taliban có trụ sở tại Qatar, cho biết sẽ không đàm phán trực tiếp với Kabul và yêu cầu tất cả quân đội nước ngoài rời khỏi Afghanistan.

Taliban cho biết họ sẽ tiếp tục đàm phán trực tiếp với Washington, vốn được dẫn dắt bởi nhà ngoại giao Mỹ Zalmay Khalilzad.

"Chúng tôi không công nhận Chính phủ đương nhiệm là hợp pháp", ông Stanekzai cho biết, theo thông tin từ các cơ quan thông tấn Nga. “Vì vậy, chúng tôi sẽ không tổ chức các cuộc đàm phán với Afghanistan. Phía Kabul thậm chí còn không cử đại diện đến hội nghị này. ”

Trần Minh Tuấn

Nguồn Thanh Tra: http://thanhtra.com.vn/quoc-te/tin-tuc/nga-to-chuc-cac-cuoc-dam-phan-giua-hoi-dong-hoa-binh-cua-taliban-va-afghanistan_t114c52n141038