Nga tiếp tục dùng đòn S-400 reo rắc ác mộng với Mỹ và Trung Quốc?

'Ấn Độ sẽ tiếp nhận các hệ thống phòng không tối tân S-400 theo đúng khung thời gian được đưa ra trong hợp đồng đã ký kết với Nga mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào', Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hôm nay (9/1) đã nói như vậy.

Tên lửa S-400

S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km.

Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s.

S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.

"Những cam kết của chúng tôi được đưa ra trong hợp đồng sẽ được hoàn thành. Ấn Độ sẽ đón nhận các hệ thống đó đúng thời hạn, đúng thời điểm đã được nhất trí thông qua mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào. Vì thế, an ninh quốc gia của đất nước các bạn sẽ được tăng cường", ông Ryabkov phát biểu với các phóng viên.

Thông tin trên chắc chắn sẽ khiến cả Trung Quốc và Mỹ đều không hài lòng.

Hồi tháng Mười năm ngoái, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Nga để mua các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 bất chấp mọi lời cảnh báo của Mỹ và cả sự lo ngại của Trung Quốc. Thỏa thuận trị giá lên tới hơn 5 tỉ USD được ký kết trong chuyến thăm hai ngày của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến New Delhi.

Theo tiết lộ của Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov, Ấn Độ sẽ thanh toán hợp đồng S-400 bằng đồng tiền của Nga thay vì đồng USD như các giao dịch quốc tế khác.

S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao. Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.

Mỹ rất khó chịu trước viễn cảnh Ấn Độ sắp có trong tay các hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga sau khi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của họ đã ký một hợp đồng tương tự. Gần đây, Washington “đứng ngồi không yên” khi hàng loạt các đối tác và đồng minh của họ đều tìm cách mua được các tên lửa cực mạnh S-400 của Nga.

Hồi năm ngoái, Mỹ từng áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào quân đội Trung Quốc vì việc nước này mua các chiến đấu cơ cũng như hệ thống S-400 của Nga. Washington nhiều lần đe dọa sẽ trừng phạt Ấn Độ vì mua S-400 của Nga nhưng theo những thông tin mới nhất, Mỹ không dám tung ra các đòn trừng phạt New Delhi vì lo sợ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ Mỹ-Ấn.

Ngoài Mỹ, một nước khác cũng đặc biệt lo ngại về thông tin New Delhi sở hữu những hệ thống tên lửa phòng không đình đám S-400 của Nga. Việc Nga bán loại tên lửa có sức mạnh khủng khiếp như vậy cho Ấn Độ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc không chỉ có cảm giác lo ngại, bất an mà còn tức giận. Quan hệ giữa Trung Quốc và nước láng giềng Ấn Độ không mấy êm đẹp. Giữa hai nước có cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở khu vực biên giới. Ngoài ra, còn tồn tại một cuộc đua ngầm rất mạnh giữa hai nước lớn của Châu Á nhằm tranh giành ảnh hưởng về vị thế trong khu vực cũng như quốc tế. Trong những năm qua, New Delhi nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của họ là nhằm để đối phó với hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Nga tiếp tục dùng đòn S-400 reo rắc ác mộng với Mỹ và Trung Quốc?

14:57' 09/01/2019 (GMT+7)

|

Tên lửa S-400

S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km.

Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s.

S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.

"Những cam kết của chúng tôi được đưa ra trong hợp đồng sẽ được hoàn thành. Ấn Độ sẽ đón nhận các hệ thống đó đúng thời hạn, đúng thời điểm đã được nhất trí thông qua mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào. Vì thế, an ninh quốc gia của đất nước các bạn sẽ được tăng cường", ông Ryabkov phát biểu với các phóng viên.

Thông tin trên chắc chắn sẽ khiến cả Trung Quốc và Mỹ đều không hài lòng.

Hồi tháng Mười năm ngoái, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Nga để mua các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 bất chấp mọi lời cảnh báo của Mỹ và cả sự lo ngại của Trung Quốc. Thỏa thuận trị giá lên tới hơn 5 tỉ USD được ký kết trong chuyến thăm hai ngày của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến New Delhi.

Theo tiết lộ của Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov, Ấn Độ sẽ thanh toán hợp đồng S-400 bằng đồng tiền của Nga thay vì đồng USD như các giao dịch quốc tế khác.

S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao. Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.

Mỹ rất khó chịu trước viễn cảnh Ấn Độ sắp có trong tay các hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga sau khi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của họ đã ký một hợp đồng tương tự. Gần đây, Washington “đứng ngồi không yên” khi hàng loạt các đối tác và đồng minh của họ đều tìm cách mua được các tên lửa cực mạnh S-400 của Nga.

Hồi năm ngoái, Mỹ từng áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào quân đội Trung Quốc vì việc nước này mua các chiến đấu cơ cũng như hệ thống S-400 của Nga. Washington nhiều lần đe dọa sẽ trừng phạt Ấn Độ vì mua S-400 của Nga nhưng theo những thông tin mới nhất, Mỹ không dám tung ra các đòn trừng phạt New Delhi vì lo sợ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ Mỹ-Ấn.

Ngoài Mỹ, một nước khác cũng đặc biệt lo ngại về thông tin New Delhi sở hữu những hệ thống tên lửa phòng không đình đám S-400 của Nga. Việc Nga bán loại tên lửa có sức mạnh khủng khiếp như vậy cho Ấn Độ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc không chỉ có cảm giác lo ngại, bất an mà còn tức giận. Quan hệ giữa Trung Quốc và nước láng giềng Ấn Độ không mấy êm đẹp. Giữa hai nước có cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở khu vực biên giới. Ngoài ra, còn tồn tại một cuộc đua ngầm rất mạnh giữa hai nước lớn của Châu Á nhằm tranh giành ảnh hưởng về vị thế trong khu vực cũng như quốc tế. Trong những năm qua, New Delhi nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của họ là nhằm để đối phó với hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Tweet

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/tin-anh/201901/nga-tiep-tuc-dung-don-s-400-reo-rac-ac-mong-voi-my-va-trung-quoc-624306/