Nga thặng dư ngân sách 20 tỷ USD/7 tháng: Nhờ cấm vận?

Nhờ sức ép của trừng phạt-cấm vận mà chính quyền Nga đã có những thay đổi mang tính đột biến, giúp cho kinh tế đất nước phát triển trở lại...

Thặng dư ngân sách của Nga tăng 4.400%, vượt dự báo 4.000%

Theo số liệu của Bộ Tài chính Nga, thặng dư ngân sách liên bang của Nga trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 1,38 nghìn tỷ rubles - tương đương 20 tỷ USD, và theo tính toán cả năm sẽ đạt khoảng 2,62 ngìn tỷ - tương đương 38 tỷ USD.

Ngày 6/9, phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Moscow, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin nêu rõ, các chỉ số kinh tế vĩ mô tăng cao là chìa khóa tăng trưởng bền vững cho kinh tế Nga.

Ngoài ngân sách thặng dư, khoảng 1% GDP - tính theo sức mua của đồng ruble (RUB) - Nga cũng có tài khoản vãng lai thặng dư hơn 2% GDP và nợ nước ngoài của Nga lại quá thấp.

Nga thặng dư ngân sách ngay trong thời cấm vận

Trong khi đó, chi ngân sách thấp hơn dự toán, xuống chỉ còn hơn 7,6 nghìn tỷ rubles - tương đương 110 tỷ USD - một dấu ấn trong điều tiết vĩ mô của chính phủ Nga và là yếu tố quan trọng giúp thặng dư ngân sách liên bang.

Xin nhắc lại, ngày 24/11/2017, Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) đã thông qua Dự luật ngân sách liên bang mới, dự toán ngân sách năm 2018 và kế hoạch ngân sách giai đoạn 2019-2020.

Theo dự luật, tổng thu ngân sách của Nga sẽ đạt 15,26 nghìn tỷ rúp (256 tỷ USD) vào năm 2018, đạt 15,55 nghìn tỷ rúp (260 tỷ USD) vào năm 2019, và đạt 16,3 nghìn tỷ rúp (273 tỷ USD) vào năm 2020.

Tổng chi ngân sách theo kế hoạch là 16,53 nghìn tỷ rúp (277 USD) vào năm 2018, 16,4 nghìn tỷ rúp (275 tỷ USD) vào năm 2019 và 17,15 nghìn tỷ rúp (287 tỷ USD) vào năm 2020.

Thâm hụt ngân sách liên bang, dự báo sẽ là 1,3 nghìn tỷ rúp (21.8 tỷ USD) vào năm 2018, 819,1 rúp (13,7 tỷ USD) vào năm 2019 và 870 rúp (14,5 tỷ USD) vào năm 2020. Theo TASS

Vậy mà chỉ trong 7 tháng đầu năm 2018, ngân sách Nga đã thặng dư 20 tỷ USD, chi ngân sách liên bang giảm tới 51 tỷ USD so với dự toán - thực chi là 110 tỷ USD/dự toán là 161 tỷ USD.

Đáng nói là nguồn thu ngân sách của Nga trong 7 tháng từ dầu-khí đả giảm 18%, từ 55% xuống còn 45%, cho dù giá dầu thô liên tục tăng, sản lượng khí đốt tự nhiên và khí hóa lỏng cũng tăng mạnh, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết.

Như vậy, với khoản thặng dư 20 tỷ USD/7 tháng đầu năm 2018, thặng dư ngân sách của Nga đã vượt mức dự báo của chính phủ nước này là 4.000% và có mức tăng tới 4.400% so với năm 2017.

Theo Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Oreshkin, việc kinh tế Nga tăng trưởng trở lại bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ-phương Tây, đã giúp chính phủ Nga bắt tay vào thực hiện hàng loạt giải pháp, biện pháp kinh tế - xã hội quan trọng.

Nợ nước ngoài thấp là lợi thế của Nga

Đó là các dự án thúc đẩy phát triển trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế cũng như kế hoạch tăng cường hoạt động đầu tư và đặc biệt là tiến trình cải cách hưu trí đang phát huy hiệu quả.

Từ những dấu hiệu tích cực, Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự báo tăng trưởng kinh tế đất nước có thể đạt 2% vào năm 2020 và 3% trong năm 2021, dù quý II/2018 đã tăng 2,5% và IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng 3,9% ngay trong năm 2018.

Nếu như năm 2017, lần đầu tiên khoản thu từ xuất khẩu dầu thô nước Nga không sử dụng tới -đó là khoản thu từ trên 40 USD/thùng - tạo ra mức đệm tài chính, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế Nga trước tác động bất lợi từ bên ngoài.

Từ năm 2018, ngân sách nhà nước Nga đã được xây dựng và thực hiện dựa trên nguyên tắc 3 năm/1 lần - điều từng trở thành cột mốc lịch sử cho nền tài chính Nga, thậm chí kể cả nền tài chính Liên Xô.

Vậy nhưng giá trị và ý nghĩa của cột mốc lịch sử nền tài chính Nga còn nhanh chóng được nâng lên chỉ sau 7 tháng, khi mọi dự báo tích cực của chính phú Nga đều bị vượt qua, báo trước Luật ngân sách của Nga phải sớm sửa đổi để theo kịp thực tế.

Các giải pháp, phương pháp, biện pháp của Tổng thống Putin đã phát huy hiệu quả hơn mong đợi

Rõ ràng, từ chính sách đến quyết sách, từ chiến lược đến hành động của chính phủ Nga đã tập trung hiện thực hóa ý tưởng của Tổng thống Putin và đã thành công, từ đó mang lại thành quả đáng tự hào ngay trong thời cấm vận.

Nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức bình luận rằng: "Kinh tế Nga đã ứng phó tốt với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, khi thương mại thì có xu hướng tích cực, còn xây dựng và công nghiệp thì tăng trưởng mạnh".

Tại một cuộc họp với các bộ trưởng ngày 5/7, Tổng thống Putin cho rằng nền kinh tế Nga đang có “những xu hướng tích cực”, từ đó kêu gọi chính phủ cải thiện “chất lượng sống của người dân”.

Tổng thống Putin cũng kêu gọi thiết lập một xu hướng trong dài hạn để tăng sự bền vững và chất lượng sống của người dân, coi “việc tăng lương cho người dân” và “cải thiện hiệu quả của hỗ trợ xã hội” là những vấn đề chính cần ưu tiên giải quyết.

Tổng thống Putin đã tìm ra phương cách hóa giải trừng phạt-cấm vận

Tiền lương tại Nga đã giảm bốn năm liên tiếp do nền kinh tế bị lao đao bởi sự mất giá của “dầu thô trong giai đoạn 2014-2016, cùng với lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới tình hình Ukraine".

Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Putin đã đặt mục tiêu cho nhiệm kỳ sáu năm tới là giảm một nửa tỷ lệ người nghèo, nâng lương hưu và tăng tuổi thọ trung bình lên 78 tuổi vào năm 2024.

Đây được cho là những quyết sách nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế "6 trong 1" mà Tổng thống Putin đã giới thiệu trong Thông điệp Liên bang 2018, lấy việc nâng cao mức sống sống và chất lượng phục vụ người dân làm thước đo giá trị.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/nga-thang-du-ngan-sach-20-ty-usd7-thang-nho-cam-van-3365038/