Nga: Tên lửa AGM-88 HARM Mỹ vô dụng ở Ukraine

Theo giới chức Nga, tên lửa chống radar AGM-88 HARM của Mỹ vô dụng ở Ukraine và chưa hề gây tổn hại cho bất cứ hệ thống phòng không nào của Nga.

Hôm 17/9, hãng tin Mỹ NBC trích dẫn các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc đa số phản đối việc chuyển giao các tên lửa tầm xa hơn cho Ukraine vì không muốn cuộc xung đột Nga-Ukraine leo thang thành chiến tranh quy mô lớn.

Hôm 17/9, hãng tin Mỹ NBC trích dẫn các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc đa số phản đối việc chuyển giao các tên lửa tầm xa hơn cho Ukraine vì không muốn cuộc xung đột Nga-Ukraine leo thang thành chiến tranh quy mô lớn.

“Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từ chối yêu cầu của Ukraine về việc cung cấp tên lửa tầm xa hơn vì lo ngại nó có thể gây ra phản ứng nguy hiểm của Nga, đa số các quan chức cấp cao nhất của Lầu Năm Góc phản đối ý tưởng này” - kênh truyền hình tiết lộ.

Theo các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, phía Ukraine có thể sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS của Mỹ tấn công vào các mục tiêu ở Nga, điều này có thể dẫn đến leo thang xung đột Nga-Ukraine lên một tầm cao mới, thậm chí mở rộng quy mô thành cuộc chiến giữa Nga với NATO.

Cũng trong ngày 17/9, một quan chức Bộ Quốc phòng Nga đã phủ nhận hiệu quả của các tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của Mỹ cung cấp cho Ukraine và khẳng định Nga chưa chịu bất cứ tổn thất nào do loại tên lửa này.

Theo nguồn tin, các tên lửa chống radar AGM-88 HARM của Mỹ cho thấy hiệu quả bằng không ở Ukraine, hầu hết chúng đều bị bắn hạ, số khác tấn công không chính xác do các biện pháp đối phó của Nga.

“Các tên lửa này hầu như không có hiệu quả trong khuôn khổ chiến sự ở Ukraine - hầu hết chúng bị bắn hạ bởi các hệ thống tên lửa phòng không của Nga, phần khác bị chế áp hoặc bị loại bỏ bởi các phương tiện tác chiến điện tử, các tên lửa riêng lẻ bị hỏng hoặc trượt mục tiêu ở khoảng cách xa” - nguồn tin giải thích.

Nguồn tin cho biết, hiệu suất thấp của tên lửa AGM-88 HARM trước hết là do tốc độ tối đa của chúng rất chậm, chỉ hơn 600 mét/giây một chút và vùng tán xạ hiệu quả lớn.

Tốc độ thấp như vậy đối với các hệ thống phòng không hiện đại của Nga là không hiệu quả, hơn nữa, quy mô đơn lẻ của các vụ tấn công khiến các tên lửa này dễ dàng bị các hệ thống phòng không đa tầng, đa lớp của Nga đánh chặn.

Hơn nữa, không quân Ukraine sử dụng các tên lửa này từ tầm xa để tránh bị bắn trúng máy bay, điều này cho phép phát hiện tên lửa rất lâu trước khi chúng tiếp cận khu vực đặt hệ thống phòng không Nga, tạo điều kiện thuận lợi để Nga phối hợp các hệ thống đánh chặn hiệu quả.

Đồng thời, nguồn tin nói thêm rằng, quân đội Ukraine vẫn chưa thể bắn trúng bằng tên lửa HARM bất cứ yếu tố cấu thành nào của hệ thống phòng không Nga, kể cả radar dẫn đường và dẫn bắn, trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt ở miền nam và phía đông Ukraine.

Giới quan chức Mỹ thừa nhận đã tích hợp những tên lửa này trên các máy bay chiến đấu nâng cấp MiG-29 nâng cấp của Ukraine, bao gồm gắn bệ phóng LAU-118A và tên lửa AGM-88 vào giá treo của MiG-29 và tích hợp các bộ điều khiển, dẫn bắn của chúng trong hệ thống điện và điện tử hàng không.

Giới chức Mỹ cho rằng, với tốc độ Mach2 và tầm phóng 150km, AGM-88 HARM có khả năng hủy diệt các đài radar tần số cao, làm tê liệt các hệ thống phòng không từ tầm trung đến tầm xa của đối phương.

Trần bay cao hàng chục km của các chiến đấu cơ cũng có khả năng miễn nhiễm với một số hệ thống phòng không tầm ngắn/tầm thấp hoặc tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).

AGM-88 có thể nhắm mục tiêu vào các lá chắn phòng không của Nga ở Donbass, tạo điều kiện cho các chiến đấu cơ Ukraine giành kiểm soát không phận, hỗ trợ tấn công mục tiêu mặt đất, giúp lực lượng bộ binh nước này giành ưu thế trên chiến trường Donbass và phía nam.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2 của Chiến dịch quân sự ở Ukraine (giải phóng Donbass), Nga đã triển khai mạng lưới phòng không tầm ngắn, tầm trung dày đặc ở khu vực Donbass, có khả năng bắn rơi các loại máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV và đánh chặn tất cả các loại tên lửa.

Các tổ hợp phòng không tầm cao/tầm xa của Nga đã buộc các chiến đấu cơ MiG-29 Ukraine phải bay xa phạm vi tấn công của chúng, dẫn đến khả năng tấn công bị hạn chế, dễ dàng để Nga đánh chặn.

Toàn Thắng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-ten-lua-agm-88-harm-my-vo-dung-o-ukraine-post517176.antd