Nga sẽ xuất khẩu siêu khu trục hạm hạt nhân Lider trước khi trang bị cho chính mình?

Quân đội Nga gần đây đã thực hiện chính sách bán vũ khí tối tân cho nước ngoài trước hoặc song song thời điểm trang bị cho chính mình để vừa có nguồn tài chính phục vụ dự án lại vừa khắc phục những nhược điểm phát sinh.

Hải quân Nga thời gian gần đây đã công bố nhiều dự án đóng tàu vô cùng tham vọng nhằm mục đích lấy lại ánh hào quang Liên Xô trước kia, đồng thời thaythế những chiến hạm đã sắp hết hạn sử dụng.

Ngoài các "siêu dự án" đóng tàu sân bay hạt nhân hay tàuđổ bộ tấn công cỡ lớn thì một phương tiện khác cũng thu hút được rất nhiều sựchú ý đó chính là khu trục hạm chạy bằng động cơ hạt nhân Lider - Dự án 23560.

Mô hình khu trục hạm cỡ lớn lớp Lider của Hải quân Nga

Mô hình khu trục hạm cỡ lớn lớp Lider của Hải quân Nga

Theo các thông tin được cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisovtiết lộ thì chiếc khu trục hạm này sẽ có lượng giãn nước 14.000 tấn với chiêùdài vào khoảng 199 m, chiều rộng 22,5 m và mớn nước trung bình 6,8 m

Với kích thước như trên, chiếc Lider thực chất là một tuần dương hạmmang tên lửa có điều khiển, nó sẽ thay thế những chiếc Slava đang lão hóa và cảlớp Kirov cao tuổi. Lượng giãn nước 14.000 tấn của chiếc Lider cũng tương đồngvới khu trục hạm DDG-1000 Zumwalt của Mỹ và vượt trội khi đặt cạnh lớp Type 055của Trung Quốc.

Các tài liệu quảng cáo tại Diễn đàn Army 2017 cho thấy tàu lớpLider sẽ được lắp gần 200 ống phóng thẳng đứng cho nhiều loại tên lửa khácnhau, khiến nó thực sự trở thành một kho vũ khí đồ sộ.

Trong đó cơ cấu phân bổ sẽ là 128 ống phóng dành cho tên lửa phòngkhông, 64 - 72 ống phóng cho tên lửa chống hạm, tên lửa chống ngầm hoặc tên lưảhành trình khác), pháo 130 mm (hoặc pháo cỡ 152 mm) và 2 trực thăng.

Nhờ trang bị lò phản ứng hạt nhân mà khu trục hạm Lider có khảnăng hành trình không giới hạn, đây là ưu thế vượt trội của nó so với chiếcType 055 hay Zumwalt.

Mô hình khu trục hạm cỡ Dự án 23560E - Shkval dùng cho xuất khẩu

Mặc dù vẽ ra triển vọng rất hoành tráng nhưng đa phần các ý kiến đêùnghi ngờ khả năng hoàn thành của Hải quân Nga, vì thực tế đã chỉ ra từ khi LiênXô sụp đổ đến nay họ chưa đóng nổi một chiến hạm nào có lượng giãn nước tơí8.000 tấn.

Điển hình có thể kể ra đây là khinh hạm Dự án 22350 - Đô đốcGorshkov 4.500 tấn hay tàu đổ bộ tăng Ivan Gren 6.600 tấn đều mất tới hơn 10năm thi công mới có thể đưa vào biên chế.

Chính vì vậy thật khó tin là người Nga có thể kịp hoàn thành mộtsiêu khu trục hạm 14.000 tấn trang bị động cơ hạt nhân với mức độ phức tạp cựccao như chiếc Lider trước năm 2025.

Khó khăn lớn nhất của Nga lúc này chính là ngân sách, đồng thời họsẽ phải điều chỉnh thiết kế dần dần qua từng giai đoạn thi công để khắc phục nhữngthiếu sót, nếu triển khai theo lối đi cũ thì chưa biết bao giờ Nga mới làm nổi.

Cho nên đã xuất hiện một ý tưởng táo bạo đó là hãy chế tạo trướcphiên bản xuất khẩu của chiếc Lider để bán cho đồng minh, vừa tích lũy đượckinh nghiệm lại vừa có thêm ngân sách để chế tạo tàu cho mình.

Biến thể xuất khẩu của chiếc Lider đã được người Nga công bố, đóchính là Dự án 23560E - Shkval, nó không có quá nhiều khác biệt so với phiên bảnnội địa dành cho Hải quân Nga.

Nếu Nga triển khai ý định trên thì ứng viên khách hàng sáng giá nhấtchính là Hải quân Ấn Độ, khi họ hội đủ các yếu tố gồm tiềm lực tài chính vàtham vọng tung lực lượng ra đại dương.

Nhưng hiện nay Ấn Độ lại đang có xu hướng tiết giảm mua vũ khíNga, nhất là sau tai tiếng của tàu sân bay INS Vikramaditya hay tiêm kích tànghình FGFA khiến lòng tin của họ vào Moskva bị suy giảm nghiêm trọng, bởi vâỵtriển vọng chiếc Lider sớm thành hình vẫn còn rất mờ mịt.

Phong Vũ (tổng hợp)

loading...

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/nga-se-xuat-khau-sieu-khu-truc-ham-hat-nhan-lider-truoc-khi-trang-bi-cho-chinh-minh/20190607015824597