Nga sẽ thực hiện vụ phóng ICBM 'khủng khiếp' nhất lịch sử

Theo Avia.pro, trong vòng sáu tháng tới quân đội Nga sẽ thực hiện ba vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat.

Mặc dù thực tế là việc phát triển hệ thống tên lửa siêu thanh nội địa Sarmat vẫn chưa được hoàn thành, tuy nhiên, theo các nguồn tin trong vòng sáu tháng, vào cuối năm 2021 sẽ có ít nhất ba vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thực hiện.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới của Nga được cho sẽ sở hữu tối đa khả năng để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đầy hứa hẹn của Mỹ. (Ảnh: RIA)

Tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới của Nga được cho sẽ sở hữu tối đa khả năng để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đầy hứa hẹn của Mỹ. (Ảnh: RIA)

“Ba vụ phóng tên lửa Sarmat là một phần trong chương trình phát triển”, nguồn tin cho biết.

Avia.pro cho biết, vụ phóng đầu tiên sẽ được thực hiện trên lãnh thổ của bãi thử Kura trên bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông Nga. Theo TASS, vụ thử này sẽ xảy ra trong quý 3/2021.

Đồng thời, theo dự kiến sẽ có ít nhất hai vụ phóng trong thời gian gần đây, nhưng đây là việc kiểm tra khả năng vận hành tối đa của hệ thống tên lửa siêu thanh của Nga.

Các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước của Sarmat sẽ bắt đầu vào năm 2022, với trung đoàn đầu tiên sẽ đi vào phục vụ chiến đấu vào cuối năm. Để chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm này, Bộ Quốc phòng Nga đã mua các tên lửa được sản xuất hàng loạt.

Ngày nay tên lửa Sarmat được coi là ICBM đáng gờm nhất trên thế giới. Các tên lửa do Liên Xô sản xuất, sẽ sớm được rút khỏi biên chế. RN-100N UTTH đã cũ được sử dụng làm phương tiện mang của Avangard, sẽ sớm được thay thế bởi Sarmat.

Hệ thống tên lửa chiến lược phóng từ silo RS-28 “Sarmat” thế hệ thứ năm có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân bay qua Nam Cực ở độ cao dưới quỹ đạo Trái Đất. Về mặt chức năng, chúng thay thế R-36M2 Voevoda, được phát triển và bảo trì bởi phòng thiết kế Yuzhnoye của Ukraine.

Giới chuyên gia cho rằng, Sarmat sẽ có thể vượt qua các khu vực do hệ thống phòng thủ tên lửa kiểm soát mà không bị đánh chặn khi tấn công các mục tiêu Mỹ. Khi đó, các đầu đạn di chuyển với tốc độ siêu thanh sẽ phát huy tác dụng, sẽ là một bài toán nan giải đối với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa là tên lửa có tầm bắn tối thiểu 5.500 km, được thiết kế chủ yếu để mang đầu đạn hạt nhân. Tương tự, chúng cũng có thể mang đầu đạn thông thường, hóa học và sinh học với hiệu quả khác nhau, tuy chưa bao giờ được triển khai.

ICBM được phân biệt bởi tầm bắn và tốc độ lớn hơn so với các loại tên lửa đạn đạo khác (IRBM, MRBM, SRBM, TBM); tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung được gọi chung là tên lửa đạn đạo chiến trường. Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Anh và Triều Tiên là các quốc gia có ICBM đang hoạt động.

Thanh Bình (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/quan-su/nga-se-thuc-hien-vu-phong-icbm-khung-khiep-nhat-lich-su-283565.html