Nga sẽ hỗ trợ Iran hay 'tọa sơn quan hổ đấu' ở Trung Đông?

Mới đây, Nga, Trung Quốc và Iran đã ký Bản ghi nhớ về Phòng thủ Hàng hải cho phép hai nước này hỗ trợ Hải quân Iran. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ông Putin sẽ làm gì để hỗ trợ Iran vẫn còn là một ẩn số.

Đài truyền hình Al Jazeera ngày 6/1 dẫn tuyên bố của Tư lệnh Hải quân Iran,Thiếu tướng Hussein Hanzadi cho biết, Tehran đã ký Bản ghi nhớ về Phòng thủ Hàng hải với Nga và Trung Quốc, ba bên sẽ hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau theo thỏa thuận khung của bản ghi nhớ.

Nga, Trung Quốc và Iran đã ký Bản ghi nhớ hợp tác hàng hải cho phép Hải quân 3 nước hỗ trợ lẫn nhau. Nguồn: Sohu.

Nga, Trung Quốc và Iran đã ký Bản ghi nhớ hợp tác hàng hải cho phép Hải quân 3 nước hỗ trợ lẫn nhau. Nguồn: Sohu.

Trên thực tế, mặc dù Hải quân Iran có lợi thế về địa lý và kiểm soát eo biển Hormuz ở Vịnh Ba Tư, nhưng sức mạnh của Hải quân Iran tương đối yếu. Do vậy trong thời gian gần đây, lực lượng hải quân hùng mạnh của các nước khác đều lựa chọn tấn công từ hướng biển vào Vịnh Ba Tư.

Iran đã từng có lực lượng Hải quân hùng mạnh dưới triều đại Vua Pahlavi, khi đó nước này đang xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu với nhiều tàu khu trục lớp Kidd và máy bay chiến đấu F-14.

Tuy nhiên, những kế hoạch này đã bị gián đoạn khi Vua Pahlavi bị CIA Mỹ và MI6 của Anh phối hợp lật đổ năm 1979. Sau đó, Hải quân Iran chủ yếu phát triển các tàu chiến loại nhỏ, các máy bay lưỡng cư, hoạt động chính ở eo biển Hormuz và không có khả năng vươn ra khơi xa.

Hải quân Iran chỉ "quanh quẩn" ở eo biển Hormuz và không có khả năng vươn ra khơi xa. Nguồn: Sohu.

Trình độ công nghiệp quân sự của Iran tương đối yếu, các tàu ngầm mà nước này sản xuất chỉ có trọng tải khoảng 1.000 tấn, hiệu suất thấp và hoàn toàn “bó tay” khi đối mặt với máy bay chống ngầm P-3C và P-8A của Mỹ.

Trong khi đó, Iran lại không thể nhập khẩu trang bị vũ khí hiện đại từ các nước phương Tây do bị Mỹ cấm vận, Iran mới chỉ nhập khẩu được 3 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, nhưng đều là tàu ngầm cũ và số lượng quá ít.

Các tàu ngầm này thậm chí còn yếu hơn đội tàu mặt nước, và toàn bộ Hải quân Iran hầu như không có khả năng phòng không. Tàu khu trục mạnh nhất của Hải quân Iran là tàu khu trục lớp Hariya, chỉ có tên lửa chống hạm và pháo chính, không có khả năng phòng không và không có đủ sức mạnh chiến đấu trước máy bay trên tàu sân bay Mỹ.

Tàu khu trục của Iran hoàn toàn "bó tay" trước máy bay trên tàu sân bay Mỹ. Nguồn: Sohu.

Những trang bị còn lưu lại từ thời đại Pahlavi là tàu khu trục lớp Alwand, tàu khu trục lớp Jandor và tàu khu trục lớp Mochi do Iran sản xuất chỉ có pháo phòng không hoặc tên lửa phòng không tầm ngắn, cùng với đó trọng tải của các tàu này quá nhỏ và không có khả năng tác chiến thông tin, tác chiến điện tử.

Ngày 18/4/1988, 6 tàu chiến của Hải quân Mỹ đã hủy diệt một nửa lực lượng Hải quân Iran chỉ trong chưa đầy một ngày. Tất cả các tên lửa chống hạm do Hải quân Iran đều tấn công không chính xác mục tiêu do bị chế áp điện tử.

Còn các tàu khu trục và tàu tên lửa của Iran thì hoàn toàn không phải đối thủ của tên lửa và trực thăng chống tàu của Mỹ.

Với lực lượng Hải quân yếu như vậy, trong tình hình “nước sôi lửa bỏng” hiện nay, nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công từ hướng biển vào lãnh thổ Iran thì quốc gia này sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề trước khi có thể tiến hành đáp trả.

Việc ký kết Bản ghi nhớ về Phòng thủ Hàng hải với Nga và Trung Quốc sẽ cho phép Iran nhận được sự hỗ trợ từ hai quốc gia này.

Theo báo cáo của hãng tin muộn BTV, phía Nga khẳng định, nếu như Mỹ phát động cuộc tấn công nhằm vào Iran, Nga sẽ hỗ trợ Iran nhưng Nga sẽ không trực tiếp gửi quân đến Iran để tham chiến.

Nga sẽ hỗ trợ Iran nhưng Nga sẽ không trực tiếp gửi quân đến Iran để tham chiến. Nguồn: Sohu.

Các chuyên gia cho rằng, việc ký kết Bản ghi nhớ này mang lại nhiều thuận lợi cho Iran, ngoài việc nhận được sự hỗ trợ từ Nga và Trung Quốc, thời gian tới, do lệnh cấm vận vũ khí của Iran sắp kết thúc, Quân đội Iran có thể dễ dàng nhập khẩu trang bị vũ khí tiên tiến của hai quốc gia này theo khung Bản ghi nhớ.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Iran hiện quan tâm đến việc mua nhiều loại vũ khí khác nhau của Nga, bao gồm hệ thống phòng không -S400, hệ thống phòng thủ bờ biển “pháo đài” K-300P, máy bay chiến đấu Su-30SM và Yak-130, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và nhiều thiết bị khác. Nga sẽ rất sẵn lòng bán cho Iran những loại vũ khí này, một mặt vừa cải thiện nền kinh tế Nga, mặt khác cũng nâng cao khả năng đối phó của Iran trước sức mạnh Mỹ.

Theo chuyên gia Barbara Slavin của Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington, trong tình hình hiện nay, Tổng thống Vladimir Putin có lẽ nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới có thể hòa giải cho ông Donald Trump và người Iran.

Tuy nhiên, Nga, cũng như Trung Quốc, được hưởng lợi từ những hành động liều lĩnh này của Mỹ, làm giảm khả năng việc Mỹ đóng vai trò mạnh mẽ ở Trung Đông. Nga và Trung Quốc có thể chỉ cần “thõng tay” ngồi lại, cung cấp vũ khí cho Iran và xem sự hỗn loạn sẽ xảy ra sau đó.

Đức Trí (lược dịch)

Từ khóa: Nga Trung Quốc Iran Mỹ Trung Đông Hải quân eo biển Hormuz Vịnh Ba Tư máy bay chiến đấu tàu khu trục tàu ngầm trực thăng chống tàu tên lửa chống hạm tàu sân bay CIA MI6

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/nga-se-ho-tro-iran-hay-toa-son-quan-ho-dau-o-trung-dong-post328412.info