Nga sẽ 'chia sẻ' tiêm kích MiG 29 và trực thăng Mi-17 với Serbia như thế nào?

Ngày 5-10, tại sân bay quân sự Batajnica gần Belgrade, Serbia, Không quân Nga và Không quân Serbia tập trận chung với máy bay tiêm kích phản lực MiG-29 và trực thăng Mi-17. Cuộc tập trận dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 6-10.

Ngày 5-10-2018, Không quân Nga và Không quân Serbia tổ chức cuộc tập trận chung mang tên BARS 2018, tại sân bay quân sự Batajnica gần Belgrade, Serbia

Trong cuộc tập trận, phi công Nga và Serbia tiến hành tập trận chiến thuật với máy bay tiêm kích phản lực MiG-29 và trực thăng Mi-17

Theo dự kiến, cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 1-10 tới ngày 6-10. Cả hai bên đều có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và học tập kỹ thuật tác chiến mới

Đây là cuộc diễn tập lần thứ tư của Nga và Serbia, trong đó hai lần đã diễn ra tại Nga

MiG-29 là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô và Nga thiết kế chế tạo, MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không

MiG-29 có đường nét khí động học tương tự như Sukhoi Su-27, nhưng nó có một số điểm khác nhau đáng chú ý

Đầu tiên, MiG-29 được chế tạo với khối lượng lớn nhôm và một số vật liệu composite và có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp góc diềm cánh trước (LERXs) tạo góc 40°, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ

Thứ hai, MiG-29 có hệ thống điều khiển thủy lực và một máy lái tự động truyền dẫn 3 trục SAU-451, không giống với Su-27, nó không có Hệ thống Điều khiển fly-by-wire, hay còn gọi là Hệ thống kiểm soát bay

Thứ ba, khung máy bay có thể chịu được gia tốc lên tới 88 m/s² khi diễn tập. Hệ thống điều khiển có giới hạn "mềm"...

...không cho phép phi công vượt qua giới hạn gia tốc tuy nhiên điều này có thể được phi công vô hiệu hóa bằng tay

MiG-29 này còn rất hữu ích khi được triển khai cho hoạt động huấn luyện đối kháng nhằm nâng cao kỹ năng không chiến quần vòng cho phi công thuộc Không quân và Hải quân nói chung

Dữ liệu thu thập được sẽ rất hữu ích đối với không chiến trong tương lai và còn ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế máy bay...

...cũng như quá trình thử nghiệm những hệ thống vũ khí mới

Bên cạnh tiêm kích MiG-29, trực thăng Mi-17 xuất hiện cũng không kém cạnh

Được thiết kế bởi Liên Xô, Mi-17 là loại máy bay trực thăng vận tải hai động cơ cỡ trung bình và có thể trang bị thêm vũ khí để thành trực thăng vũ trang hạng nặng

Mi-17 được phát triển từ khung máy bay cơ bản của Mi-8, trang bị động cơ lớn hơn, TV3-117MT, cánh quạt, và bộ phận truyền động của Mi-14, cùng với những cải tiến thân máy bay cho tải nặng

Bên cạnh đó, Mi-17 sử dụng động cơ cho các điều kiện "nóng và cao" là loại kW 1545 (2070 shp) Isotov TV3-117VM

Có thể dễ dàng nhận ra Mi-17 bởi vì nó có đuôi cánh quạt ở phía cửa thay vì bên mạn phải, và lá chắn bụi trước cửa hút gió động cơ. Nắp chụp động cơ ngắn hơn so với TV2 trang bị cho Mi-8, không mở rộng xa tới buồng lái.

Thành Hiệp (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-nga-se-chia-se-tiem-kich-mig-29-va-truc-thang-mi17-voi-serbia-nhu-the-nao/785387.antd