Nga sẽ bị ép phải giải cứu nước Mỹ: Sẽ là một cuộc chiến kinh hoàng?

Phương Tây rất thích suy ngẫm về đề tài điều gì sẽ xảy ra nếu Nga sụp đổ? Ngược lại, nếu điều đó xảy ra với Mỹ thì không hề xuất hiện trong đầu họ, nhưng với người Nga thì có.

Và đúng vậy, điều gì sẽ chờ đợi thế giới nếu kịch bản như thế xảy ra? Từ quan điểm kinh tế, địa chính trị, lý tưởng,…

Trong bài viết này chúng ta sẽ thử suy đoán xem điều gì sẽ xảy ra với các lực lượng vũ trang Mỹ. Quân đội Mỹ là một lực lượng hùng mạnh. Và đáng sợ - họ biết cách ném bom các cơ sở dân sự của địch để đưa chúng về "thời kỳ đồ đá".

Bởi vậy tất cả chúng ta, cả nhân loại, rất rất muốn biết rằng điều gì sẽ xảy ra với lực lượng này, nếu nước Mỹ không còn tồn tại…

Đất nước tan rã – quân đội tan rã?

Tóm lại, xác suất Mỹ tan rã được tất cả mọi người thừa nhận là không phải bằng 0. Nhưng một trong những trụ cột của bất cứ quốc gia nào là quân đội. Mà quân đội Mỹ - đó là một cơ chế vận hành khá trơn tru và còn hơn cả hùng mạnh. Đẳng cấp thế giới. Và điều gì sẽ xảy ra với nó nếu Mỹ thất bại?

Câu hỏi này được đưa ra cho 3 chuyên gia quân sự có tiếng của Nga.

Victor Litovkin, nhà báo quân sự TASS:

"Sẽ rất khủng khiếp. Bởi vì Mỹ sở hữu nguồn dự trữ vũ khí hạt nhân chiến lược khổng lồ. Cũng như vũ khí hóa học, mà họ cho đến nay vẫn chưa hề tiêu hủy. Và nó sẽ rơi vào tay ai, những người mà sẽ sở hữu vũ khí đó có trách nhiệm tới mức nào, đây là một dấu hỏi lớn.

Người Mỹ đã rất lo lắng khi Liên Xô tan rã, rằng vũ khí hạt nhân của Liên Xô sẽ rơi vào tay ai đó. Bởi vậy, họ tập trung toàn bộ sức mạnh của mình, ngoại giao, chính trị, kinh tế để vũ khí hạt nhân chỉ ở lại Nga, chứ không phải ở Ukraine, không phải ở Belarus, cũng không phải ở Kazakhstan.

Đó từng là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, và chỉ dưới áp lực của Mỹ, vũ khí này mới được đưa tới Nga.

Còn ở đây, không có ai để tạo áp lực tương tự lên Mỹ. Bởi vì cả Nga lẫn Trung Quốc không có những khả năng này. Nhất là châu Âu - gần như là chư hầu của Mỹ, họ không có khả năng đối đấu với điều có thể xảy ra. Bởi vậy, đó sẽ là thảm họa lớn lao đối với cộng đồng quốc tế và rủi ro to lớn đối với cuộc sống trên Trái đất.

Còn quân đội, các căn cứ trên khắp thế giới sẽ có kết cục khác nhau. Ai đó sẽ nghỉ việc, đi đến Mỹ, còn ai đó sẽ ở lại sống tại những quốc gia đó. Nói chung, mỗi người sẽ tự quyết định số phận của mình.

Nhưng không chắc sẽ là như thế. Vấn đề ở chỗ Mỹ khó có thể lụi tàn. Dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa, giới tinh hoa Mỹ, chính trị, doanh nhân, tài chính - mọi thứ nằm trong tay chính quyền ẩn.

Mà theo quan điểm của họ, cứ để người Mỹ gốc Phi đập phá tiếp các cửa hàng, vơ vét hàng hóa, uống rượu Whisky no nê,… nhưng lại không hề động chạm tới dân gốc. Trong lúc xảy ra những vụ bạo loạn, không có một ngân hàng nào bị hư hại, không một tập đoàn "máu mặt" nào bị tổn thất.

Binh sĩ Mỹ tác chiến ở Syria.

Binh sĩ Mỹ tác chiến ở Syria.

Cứ để những cuộc bạo động xảy ra như cơn cuồng phong ở đó, quét qua nước Mỹ, tất cả rồi sẽ lắng xuống. Chính quyền không dao động. Tại sao không tin Nhà nước này sẽ bị chia cắt?

Bởi vì ở Mỹ không có bang nào mà có người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Trung Quốc chiếm đa số. Đều là sự pha trộn. Bởi vậy, nói rằng sẽ có bang nào đó tách ra khỏi những bang còn lại của nước Mỹ là không nên…".

Quân đội - đảo chính quân sự?

Thêm một chuyên gia phân tích quân sự và chính trị hàng đầu Nga, nhà sử học quân sự, Giám đốc Bảo tàng Binh chủng phòng không (Nga) và cũng là đại tá dự bị động viên, ông Yury Knutov, cũng coi việc Mỹ sụp đổ chỉ mang tính giả thuyết.

Nhưng nếu như, theo lời ông, "hãy thử tưởng tượng một cách giả định sự rạn vỡ của Mỹ vì sắc tộc", thì quân đội sẽ bị liên lụy tới quá trình này trước tiên.

"Liên quan tới quân đội, thì khi đó sẽ xuất hiện một mối hiểm họa tan rã. Do mắt xích cuối cùng trong quân đội chủ yếu là người Mỹ gốc Phi, hoặc những người nhập cư, hoặc những người vì mục đích có thẻ xanh.

Còn nếu như nhìn vào thành phần sĩ quan, thì ở đây hoàn toàn ngược lại - người da trắng chiếm ưu thế. Và điều này sẽ gây ra những bất đồng nhất định, bởi vì các bất đồng đó đang hiện hữu. Cho nên ít nhiều một phần quân đội sẽ tan rã.

Vệ binh quốc gia thì gần như chịu sự chỉ đạo của các thống đốc bang, và đó là lực lượng dự bị, và theo truyền thống lực lượng này đa số từng là quân nhân chuyên nghiệp. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng quân đội sẽ chia tách theo bang.

Còn điều đó sẽ xảy ra theo phương thức quân sự hay không, khó có thể nói được. Tất nhiên, phương thức quân sự - đó là điều khủng khiếp nhất. Bởi vì mọi thứ sẽ bắt đầu từ việc chia nhau vũ khí hạt nhân, chiếm nó, chiếm các căn cứ,…

Điều đó có thể sẽ là thảm họa cho toàn cầu. Ở đây rất có thể xuất hiện những thời khắc khó khăn nhất, trong đó có liên quan tới việc sử dụng sức mạnh quân sự.

Mỹ cũng không chấp nhận việc ép buộc họ phải giao vũ khí hạt nhân cho một bang nào đó hoặc một nhóm bang, như kiểu kế vị, điều giống trong câu chuyện liên quan tới Liên Xô.

Giới tinh hoa của Mỹ sẽ căn cứ vào lý thuyết ngoại lệ của mình. Mà lý thuyết ngoại lệ của họ là dựa trên sự thống trị thế giới. Bởi vậy đối với Mỹ, để giữ được đất nước hiện nay, chấm dứt các cuộc đụng độ vì thù hằn sắc tộc, cần một cuộc chiến tranh nhỏ bé mang lại chiến thắng.

Nhưng họ sẽ bắt đầu nó ở đâu, chưa rõ. Iran - không đơn giản như thế. Triều Tiên - cũng không hề. Đặc biệt là Afganistan. Bởi vậy, khó có thể nói họ sẽ lựa chọn nước nào làm mục tiêu. Và ở đây vấn đề Ukraine nổi lên rất không tốt.

Binh sĩ Mỹ tác chiến ở Iraq.

Người Mỹ có thể cảm thấy có lợi khi kích động Ukraine chống lại Nga.

Đó là điểm thứ nhất. Còn điểm thứ hai nằm ở chỗ chúng ta tạm thời mới tính đến lĩnh vực dân sự. Nhưng ở Mỹ có những tướng lĩnh từng trải qua chiến sự. Và đơn giản họ có thể chấp nhận một cuộc đảo chính quân sự để giữ lấy đất nước.

Kịch bản này cũng không nên loại trừ, nếu như các cuộc đụng độ nổ ra sau bầu cử và sự hỗn loạn bắt đầu.

Trong bối cảnh hỗn loạn, cuộc đảo chính bằng quân sự hoàn toàn có thể xảy ra. Hiến pháp cho phép phế truất tổng thống, tiếp đến họ có một quy trình phức tạp, mà nếu thực hiện đúng sẽ biến bộ trưởng quốc phòng chính thức trở thành lãnh đạo đất nước…".

Quân đội Mỹ có thể tan rã

Thêm một chuyên gia quân sự và chính trị nổi tiếng của Nga, ông Konstantin Sivkov, cũng không cho rằng Mỹ sẽ nhanh chóng sụp đổ. Mặc dù ông tin rằng "sau bầu cử, đương nhiên cuộc xung đột sẽ căng thẳng".

"Thậm chí đó sẽ đúng là ở cấp độ cuộc xung đột dân sự, giống như từng xảy ra ở Liên Xô. Có nghĩa là Đổi mới-2.0. Những nếu ở Liên Xô từng có một đề án đổi mới, thì ở đây có tận 2. Một đề án đổi mới sẽ hướng tới sự cải tổ dân chủ.

Thậm chí trong hình thái hoang dại đến ngông cuồng nhất - với việc xác lập những ưu tiên về sắc tộc, có nghĩa là với các yếu tố phân biệt chủng tộc, và chủ nghĩa xã hội bị bóp méo. Với sự lấn át nghiêm trọng trong quyền của những người giàu, hoặc chính xác hơn, của tầng lớp trung lưu trở lên. Và của người dân da trắng.

Phương án thứ hai mà ông Trump sẽ triển khai - đó là chính sách bảo hộ: Áp đặt lên các tổ chức tài chính, khôi phục ngành công nghiệp của Mỹ, sự quan tâm tới việc tăng cường vai trò của Nhà nước trong xã hội. Điều này, về bản chất, là mô hình phát xít mềm.

Đương nhiên, cả hai phương án này - triệt tiêu lẫn nhau. Và những người ủng hộ phương án này hay phương án kia - gần ngang nhau. Bởi vậy, trong trường hợp diễn ra bầu cử, bên thất bại, nhiều khả năng, sẽ không công nhận kết quả.

Bởi vậy, sự bất ổn ở đó sẽ ngày càng gia tăng. Và tôi cho rằng xã hội sẽ cầm súng đứng lên. Tôi nghĩ trong khoảng 1,5-2 năm, có thể sẽ nổ ra một cuộc chiến quy mô toàn diện.

Đó là theo những đánh giá hết sức cân nhắc. Theo những đánh giá nghiêm túc hơn, mọi thứ có thể xảy ra nhanh hơn nhiều.

Còn quân đội. Quân đội Mỹ, tất nhiên, là hoàn thiện nhất về khía cạnh kỹ thuật và trang bị vũ khí đầy đủ nhất trên thế giới. Nhưng đó không phải là vai trò chính. Vai trò quyết định sẽ là cấu trúc xã hội và sắc tộc của quân đội Mỹ.

Lực lượng thiết giáp của Quân đội Mỹ.

Hệ thống phân cấp quân đội của họ hiện đang có rất nhiều bất đồng nghiêm trọng về sắc tộc. Nếu như khối sĩ quan chủ yếu là người da trắng, còn sĩ quan bậc trung và cao - gần như chỉ toàn người da trắng, thì trong hàng ngũ sĩ quan cấp thấp có nhiều người Mỹ gốc Phi và gốc gác khác.

Còn hàng ngũ lính quèn và hạ sĩ quan, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi rất lớn. Thậm chí là thống trị. Bởi vậy, nhiều khả năng, Quân đội Mỹ sẽ tan rã.

Chính vì thế, một trong những lý do tại sao TT Donald Trump không dám đưa các lực lượng vũ trang đến giải tán những người biểu tình là vì điều này.

Ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột vũ trang trong xã hội, quân đội Mỹ sẽ đứng sang một bên. Tuy nhiên trong tương lai, căn cứ vào diễn biến của cuộc xung đột quân sự và việc không thể tránh khỏi sự lôi cuốn vào cuộc xung đột này của lực lượng vũ trang, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc đối đầu nghiêm trọng bên trong quân đội Mỹ.

Nhưng quân đội Mỹ có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Và điều gì sẽ xảy ra ở những nơi đó, bên ngoài nước Mỹ? Cũng sẽ là cuộc đối đầu tại các căn cứ ở Nhật Bản hoặc tại Hàn Quốc, nổ súng bắn nhau tại Iraq?

Tất cả mọi thứ xảy ra đúng như ở trong nước, nhưng muộn hơn. Và những quốc gia có căn cứ quân sự của Mỹ, trong bối cảnh này sẽ áp dụng các biện pháp thu giữ khí tài và nhân sự của những căn cứ này. Bởi vì, có vũ khí tại các căn cứ đang sụp đổ này.

Từ những phân tích và dự báo được đề cập ở trên của các chuyên gia, có thể đi đến kết luận rằng, trong trường hợp cuộc xung đột dân sự tại Mỹ chuyển sang cấp độ sử dụng vũ khí, quân đội không thể đứng nhìn.

Họ sẽ cố gắng kiềm chế không can thiệp trong lúc cảnh sát và Vệ binh quốc gia vẫn còn khả năng "hạ nhiệt" các cuộc biểu tình và bạo loạn.

Nhưng nếu xã hội bị chia rẽ về tính hợp danh của vị tổng thống tương lai, mà không được phe khác công nhận, thì sẽ không còn ai ra lệnh cho quân đội. Ban đầu. Còn sau đó, họ sẽ phải can thiệp vào cuộc xung đột. Và ở phe nào…

Và điều tồi tệ nhất, nếu như ở phe mình…

Bảo Lam

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nga-se-bi-ep-phai-giai-cuu-nuoc-my-se-la-mot-cuoc-chien-kinh-hoang-820205911599616.htm