Nga sắp có 'Iskander-M' mới, Lầu Năm Góc thêm cơn đau đầu

Sau khi Hiệp ước INF bị hủy bỏ, cự ly bắn của tổ hợp tên lửa Nga sẽ tăng lên

Xin giới thiệu tiếp cùng bạn đọc bải viết về chuyên đề vũ khí- trang thiết bị kỹ thuật quân sự của chuyên gia, nguyên kỹ chính Phòng thiết kế tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 23/11/2020.

Trên ảnh: tổ hợp tên lửa chiến dịch -chiến thuật “Iskander-M”. (Ảnh: Vadim Savitsky / Cơ quan Báo chí Bộ Quốc phòng LB Nga / TASS)

Trên ảnh: tổ hợp tên lửa chiến dịch -chiến thuật “Iskander-M”. (Ảnh: Vadim Savitsky / Cơ quan Báo chí Bộ Quốc phòng LB Nga / TASS)

Nhân Ngày truyền thống Bộ đội Tên lửa và Pháo binh Nga (Ngày 19/11 hàng năm: vào ngày này năm 1942, sau trận pháo bắn chuẩn bị dữ đội của pháo binh Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Sông Đông, Hồng quân Liên Xô bắt đầu “Chiến dịch Uran” – chiến dịch phản công của Liên Xô trong trận Stalingrad làm thay đổi cục diện Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và toàn bộ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai-ND),Tư lệnh Binh chủng, Trung tướng Mikhail Matveyevsky khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ “Rossiyskaya Gazeta” (“Báo Nga”) đã đề cập đến các hệ thống tên lửa và pháo binh mới đang được dưa vào trang bị cho Lục quân Nga.

Ông cũng có trao đổi về chủ đề một số loại vũ khí triển vọng đã “thể hiện” được tính năng kỹ- chiến thuật và tác chiến xuất sắc qua các lần thử nghiệm, nhưng chưa được đưa vào trang bị.

Trong số đó- tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật “Iskander-M” được quan tâm đặc biệt.(ghi chú- theo phân loại của Nga thì tên lửa chiến dịch- chiến thuật có tầm bắn <500km-ND).

Vẫn theo Trung tướng Matveevsky, tiềm năng hiện đại hóa tổ hợp này (“Iskander-M”) mới được khai thác chưa đến một nửa.

Điều này có nghĩa là trong tương lai gần, khi biến thể mới của nó xuất hiện, khoảng cách vốn đã lớn giữa các chiến sỹ tên lửa Nga với các chiến sỹ tên lửa (của các nước khác còn lại) sẽ càng nới rộng hơn.

Ngay vào thời điểm hiện tại, tổ hợp “Iskander-M” cũng đã là một tổ hợp tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới. Hai tên lửa của nó – tên lửa bán đạn đạo 9M723 đạo và tên lửa hành trình (có cánh) 9M728 - có khả năng chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.

Có một chế độ (bay) mà ngay cả về mặt lý thuyết- cũng không hệ thống thể nào có thể đánh chặn được. Hai quả tên lửa- một tên lửa hành trình và một tên lửa bán đạn đạo, cùng “lao đến” tấn công một mục tiêu cùng một thời điểm nhưng lại từ các hướng khác nhau. Tên lửa bán đạn đạo ở điểm cuối của quỹ đạo bay đạt tốc độ siêu thanh- tới 6-7 M.

Chủ đề về sự cần thiết phải hiện đại hóa tổ hợp này đã được bàn tới từ đầu năm 2017. Vào năm đó, ông Valery Kashin, Tổng Giám đốc Tổ hợp Khoa học - Sản xuất Kolomna thuộc Phòng Thiết kế chế tạo máy khi trả lời phỏng vấn của Hãng TASS đã tuyên bố rằng cần phải hiện đại hóa (“Iskander-M”) để (Nga) tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu trong thập kỷ tới.

Cùng thời gian đó, cũng vào năm 2017, Bộ Quốc phòng LB Nga đã chính thức tiếp nhận các đề xuất kỹ thuật xác định diện mạo” mới của tổ hợp.

Cần phải nói ngay rằng ngay từ đầu tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” đã làm cho Phương Tây rất sợ. Khi Nga bắt đầu triển khai những tổ hợp này ở tỉnh Kaliningrad, các phương tiện truyền thông (Phương Tây) liên tục trích dẫn tuyên bố của nhiều chính khác Phương Tây đồng loạt lên tiếng cáo buộc người Nga là tráo trở. Họ nói lấy được- cứ như thế không phải chính NATO đang thẳng tiến về phía Đông Châu Âu, mà là người Nga đang hung hăng đe dọa những người Châu Âu tuy yêu chuộng hòa bình những đang bố trí trên lãnh thổ của mình nhiều căn cứ quân sự NATO ngay sát nách nước Nga.

Quả đúng là các tên lửa của tổ hợp “Iskander-M” có khả năng chọc thủng cả các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đang có và sẽ có trong tương lai. Ngay Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, Tướng không quân John Hayten, đã có lúc cay đắng thừa nhận:

"Chúng ta không thể bảo vệ được Châu Âu trước những tên lửa hành trình bố trí trên mặt đất mà Nga mới triển khai gần đây".

Khi Phòng Thiết kế “Novator” tại Novosibirsk chế tạo kiểu tên lửa hành trình mới là 9M729 cho “Iskander”, thì lại xuất hiện các tuyên bố buộc tội Nga vi phạm Hiệp ước cấm tên lửa tầm trung và tầm ngắn (hay còn hay được gọi là Hiệp ước INF-ND), - tức cái hiệp ước đã “đặt ra khỏi ngoài vòng pháp luật” những tên lửa phóng từ 9beej phóng) mặt đất có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km.

Bất chấp một thực tế là Tình báo vũ trụ Mỹ chưa từng một lần ghi nhận được một chuyến bay thử nghiệm nào của tên lửa 9M729 có tầm bắn vượt quá 500 km, nhưng Phương Tây vẫn tuyên bố rằng nó có khả năng bay tới 2.000-2.500 km.

Đồng thời, luận chứng mà Phương Tây đưa ra để chứng minh cho kết luận này của mình là chiều dài của tên lửa 9M729 tăng thêm 53 cm so với chiều dài tên lửa 9M728.

Còn các cam đoan của Nga cho rằng việc tăng chiều dài tên lửa là để có thêm dung tích chứa các thiết bị mới cỉa thiện độ chính xác và khả năng chọc thủng các khu vực phòng thủ chống tên lửa- đã không được Phương Tây chấp nhận.

Và cuối cùng, nước Mỹ vịn vào những cáo buộc vô căn cớ đó để xé bỏ Hiệp ước INF. Và chỉ 4 tháng sau, họ đã tiến hành thử nghiệm hai kiểu tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất đã được thiết kế từ trước bất chấp những điều khoản trong Hiệp ước INF.

Hoàn toàn dễ hiểu rằng bây giờ thì Nga đã được “cởi trói”. Và chúng ta có quyền chờ đợi là kết quả cụ thể của việc hiện đại hóa tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” sẽ là một tên lửa mới với tầm bắn lớn hơn tầm bắn của các tên lửa 9M723, 9M728 và 9M729. Và rất nhiều khả năng - nó sẽ là một tên lửa tầm trung.

Cần phải nói rằng các công việc liên quan đến tên lửa của tổ hợp đang được tiến hành trên nhiều hướng.

Trong thời gian tiến hành thử nghiệm tên lửa 9M729 tại Trường bắn thử Kapustin Yar vừa qua, chúng ta được biết rằng Phòng Thiết kế “Novator” đang thực hiện các dự án chế tạo thêm 7 kiểu tên lửa hành trình cho “Iskander” (hiện đang trong giai đoạn khoa học- nghiên cứu).

Và một số trong các dự án đó đã sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn thiết kế- thử nghiệm. Tất cả các tên lửa này có kích thước như nhau, nhưng chúng có “cái nhân” khác nhau- động cơ, đầu tác chiến, hệ thống điều khiển, hệ thống nhiên liệu.

Nhiều chuyên gia cho rằng các tên lửa mới sẽ dần thay thế tên lửa cũ. Không nghi ngờ gì nữa- chắc chắn sẽ có tên lửa bán đạn đạo 9M723 hiện đại hóa.

Tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật Mỹ ATACMS

Nếu đem so sánh tổ hợp “Iskander-M” Nga với tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật ATACMS của Mỹ, thì ngay chính các tướng lĩnh Mỹ cũng phải thừa nhận rằng tổ hợp Mỹ này gần như vô dụng vì chất lượng tác chiến đấu thấp.

Tầm bắn của tên lửa là 270 km. Trọng lượng của đầu đạn là 227 kg, trong khi trọng lượng đầu đạn của “Iskander” là 480 kg. Sai số xác xuất vòng tròn là 20 m, trong khi chỉ số trên của “Iskander” tốt hơn 4 lần.

Nhưng điểm hạn chế chủ yếu của tên lửa Mỹ là ở chỗ nó không có bất kỳ cơ chế đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào. Có nghĩa là nó bay như một khúc gỗ theo đúng quỹ đạo đạn đạo, không hề gây khó khăn gì cho các hệ thống phòng thủ chống tên lửa khi đánh chặn nó.

Bộ Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ đã quá thất vọng với tổ hợp ATACMS- đến mức mà cách đây 7 năm đã quyết định dừng sản xuất kiểu tên lửa này. Và số tên lửa còn lại sau các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan, đã được đem đi bắn hết trong các cuộc tập trận hoặc trong các hoạt động tác chiến cường độ thấp.

Vào thời điểm hiện tại, Công ty “Lockheed Martin”, sau khi thắng “Raytheon” trong một vụ đấu thầu, đang thiết kế tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật PrSM (Precision Strike Missile - Tên lửa tấn công chính xác) mới.

Tuy nhiên, tổ hợp mới không phải là một tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật , mà sẽ là một tổ hợp tên lửa tầm ngắn (tầm ngắn- có cự ly bắn từ 500-1.000km-ND).

Ban đầu, nhiệm vụ kỹ thuật đặt ra cho nhà thầu là tầm bắn của tên lửa được giới hạn ở ngưỡng 499 km. Còn bây giờ thì nhiệm vụ kỹ thuật đã được điều chỉnh- tầm bắn được nâng lên tới 750 km.

Nhưng mới chỉ có tên lửa là đang được thiết kế. Các bệ phóng vẫn sẽ là các bệ phóng của ATACMS, trên đó sẽ lắp các khối đạn phản lực phóng loạt và 2 quả tên lửa chiến dịch-chiến thuật. Không có thông tin gì về trọng lượng của khối tác chiến trên tên lửa của tổ hợp PrSM.

Chỉ có thể khẳng định được rằng độ chính xác của nó sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các công trình sư Mỹ không tính đến các cơ chế để vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa - nó vẫn sẽ là một tên lửa đạn đạo thuần túy- không cơ động trên đường bay.

Trong khi đó cả hai tên lửa “Iskander-M” đều cơ động với lực quá tải tới 20-30 g. Vì vậy, thiết kế mới này của Mỹ (PrSM ) vẫn khó có thể sánh được tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật Nga về khả năng tác chiến.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-sap-co-iskander-m-moi-lau-nam-goc-them-con-dau-dau-3423139/