Nga sẵn lòng lui 9M729 về tận Ural, nếu...

'Tên lửa gây bất hòa' sẽ được chuyển đến 'địa điểm xa xôi', nếu....

Ảnh: Tên lửa hành trình 9M729 (Ảnh: Bai Xueqi / Xinhua qua ZUMA WireGlobal Look Press)

Ảnh: Tên lửa hành trình 9M729 (Ảnh: Bai Xueqi / Xinhua qua ZUMA WireGlobal Look Press)

Vào đầu tháng 8 năm 2019 Mỹ đã chính thức rút khỏi INF (Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung). Nguyên nhân trực tiếp được cho là do "Tên lửa gây bất hòa" - 9M729 "Novator" của Nga.

Trên thực tế, bản chất Hiệp ước tên lửa tầm trung, được ký kết giữa Nga và Mỹ, là ở tầm bắn của chúng. Khoảng cách từ Vladivostok tới Washington là 10.444 km, còn từ Petropavlovsk ở Kamchatka là 8.480 km, chắc chắn các tên lửa của Nga không thể vươn tới đó.

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay Tổng thống Vladimir Putin đã hướng tới các nước thành viên châu Âu với đề xuất về một loại thỏa thuận đặc thù. Thư ký báo chí của Tổng thống, ông Dmitry Peskov, gọi đây là "sự tiếp tục nhất quán của đường lối hướng tới giảm leo thang đa chiều".

Nội dung đề xuất của Putin với NATO là: Moscow sẵn sàng ngừng triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn trên phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga, cũng như "vũ khí, mà theo phân loại của các bên chưa thống nhất được" (có lẽ, điều này đề cập đến tên lửa 9М729 được sử dụng bởi hệ thống tên lửa “Iskander”).

Nói một cách hình tượng, Nga sẵn sàng đẩy Hiệp ước INF lùi cách xa biên giới châu Âu đến tận Ural.

Đổi lại, Moscow yêu cầu NATO chấp thuận các hạn chế tương tự. Nga kêu gọi phương Tây phát triển "các biện pháp xác minh cụ thể để loại bỏ các mối quan ngại hiện có".

Để đổi lấy quyền kiểm soát các tên lửa của Nga đóng tại khu vực Kaliningrad, ông Putin nói về các biện pháp xác minh đối với các tổ hợp Aegis Ashore với bệ phóng Mk 41 tại các căn cứ của Mỹ và NATO ở châu Âu.

Các tổ hợp tương tự đã được triển khai ở Romania và sắp được triển khai tại Redzikovo của Ba Lan trên bờ Biển Baltic, sẽ trở thành chiếc "vương miện của kiến trúc phòng thủ tên lửa của liên minh ở châu Âu".

Tuy nhiên, tại Ba Lan, họ đang phải đối mặt với các vấn đề về tài chính và thay vì theo kế hoạch là năm 2018, Aegis Ashore sẽ khai trương vào năm 2022 như đã thông báo.

Các tổ hợp này, được trang bị tên lửa đánh chặn thuộc dòng SM-3, có khả năng chiếm quyền kiểm soát các bệ phóng “Topol-M” và “Yars” của Nga ở miền trung (vùng Ivanovskaya, Kaluga và Saratov của Liên bang Nga).

Còn một đặc điểm khác của tổ hợp tên lửa Mỹ này là chỉ trong một thời gian rất ngắn (tối đa một ngày) nó có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn lên tới 2.500 km.

Và đây là khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất của đối phương và thực hiện các cuộc tấn công từ Redzikovo không chỉ tới Moscow hoặc St.Petersburg mà còn tới cả Samara.

Tuy nhiên, các tên lửa Aegis Ashore của Ba Lan nằm trong tầm kiểm soát đầy đủ của các “Iskader” ở Vùng Kaliningrad và “Calibre” trên các con tàu của Hạm đội Baltic, còn một tổ hợp tương tự ở Deveselu (Romania) nằm trong tầm với của các “Caliber” của Hạm đội Biển Đen.

Việc trao đổi quyền kiểm soát tên lửa theo gợi ý của Tổng thống Nga Putin đối với Liên minh châu Âu dường như là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.

Trong ảnh: Tư lệnh Lực lượng Tên lửa và Pháo binh của Lực lượng Mặt đất Mikhail Matveyevsky (giữa) trong buổi giới thiệu tên lửa hành trình 9M729 sau cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Nga với các tùy viên quân sự, giới truyền thông Nga và nước ngoài tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm “Patriot”. (Ảnh: Sergey Bobylev / TASS)

Viktor Murakhovsky, một chuyên gia quân sự, tổng biên tập tạp chí “Arsenal of the country” cho biết: “Nga thực sự có “kho dự trữ” tên lửa hành trình có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự ly từ 500 đến 5.000 km.

Chúng không rơi vào các hạn chế của Hiệp ước INF vì chúng nằm trên các căn cứ trên biển và thậm chí còn được sử dụng trong chiến đấu. Giờ đây, những sản phẩm này có thể được sử dụng với giá rẻ hơn, khác với phiên bản bố trí trên tàu.

Tên lửa đã có sẵn, chỉ cần bố trí lại chúng trên các thiết bị trên bờ. Đây không chỉ là bệ phóng “Iskander” mà còn là khu phức hợp ven biển “Bastion”. Tôi nghĩ rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ có được những thử nghiệm thành công.

Tuy nhiên, có một rắc rối ở đây là các hệ thống tên lửa trên mặt đất sẽ được tạo ra, nhưng việc triển khai chúng thì chưa được lên kế hoạch. Và không phải ngẫu nhiên mà Nga đang đề xuất với các nước châu Âu về việc đưa ra lệnh tạm hoãn triển khai tên lửa.

Điều đó như muốn ám chỉ rằng: Nếu anh không đặt tên lửa Mỹ ở trong nhà thì chúng tôi cũng sẽ không vội nhắm vào anh. Đây là một kiểu trì hoãn. Rõ ràng là quyết định cuối cùng của các chính trị gia châu Âu sẽ vẫn là trông chờ vào Mỹ, nhưng một cuộc chạy đua vũ trang sẽ không có lợi cho họ vì Nga hiện đang ở trong tình thế có lợi hơn.

Ở đây cần nhắc lại rằng Nga chính là những người đầu tiên trên thế giới tạo ra vũ khí siêu thanh, phủ nhận khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu, bên cạnh đó, Aegis Ashore đã trở nên lỗi thời và chỉ có khả năng đánh chặn tên lửa “Topol” chứ không đánh chặn được “Sarmaty” và “Avangard”. ...

Phương Tây đã nghe thấy đề xuất của Nga, nhưng ... không tin. Phát ngôn viên Văn phòng Ngoại giao Đức Andrea Sasse cho biết: “Đây không phải là tin mới. Nga đã thông báo lệnh tạm hoãn như vậy vài lần vào năm ngoái. Tổng thư ký Stoltenberg cũng đã phát biểu về vấn đề này vào năm ngoái. Chúng tôi xin chia sẻ đánh giá này".

Thực tế, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (cựu Thủ tướng Na Uy) nói rằng việc Nga kêu gọi tạm hoãn triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn ở châu Âu và từ chối triển khai chúng không tạo được niềm tin.

Khi Hiệp ước INF được ký kết vào năm 1987, sự cần thiết của nó là do lo ngại Chiến tranh Lạnh sẽ phát triển thành một cuộc chiến thực sự - chủ yếu là ở châu Âu. Các kho vũ khí lúc bấy giờ tràn ngập tên lửa và các bên sẵn sàng sử dụng chúng để đáp trả nhau.

Tây Âu, với các cơ sở quân sự của NATO được triển khai ở đó, có tầm bắn ngang với vị trí của các đơn vị Liên Xô ở Đông Âu và trên lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô, cho rằng thời gian bay của tên lửa Mỹ tới Moscow chỉ mất mười phút.

Khi đó, các bên đã đồng ý về việc cắt giảm lực lượng hạt nhân trên quy mô lớn và giảm "mức độ căng thẳng", chủ yếu ở châu Âu. Sự sụp đổ sau đó của Liên Xô, việc rút quân khỏi Đông Đức, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan, sự mở rộng của NATO đến biên giới của Nga đã làm giảm đáng kể khoảng cách của “tầm bắn trực tiếp”.

Và các điều khoản của hiệp ước bất lợi hơn cho Matxcơva, được cho là đã "ngắn tay" hơn so với Washington, quốc gia đang lo ngại cho an ninh châu Âu và không quen chiến đấu trên lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, chính Hoa Kỳ đã phá vỡ INF, do nghi ngờ tên lửa 9M729 đã tăng phạm vi bay cho phép và yêu cầu phá hủy nó.

Trong bối cảnh châu Âu không tin tưởng vào đề xuất tiếp theo của Putin về lệnh cấm tên lửa, người ta chắc chắn có thể cảm nhận được ảnh hưởng của Hoa Kỳ, quốc gia đã từ chối Hiệp ước INF để triển khai tên lửa của họ ở châu Âu.

Ngoài Aegis Ashore ở Romania và Ba Lan, họ đang xây dựng các radar dự phòng trong trường hợp các tổ hợp ở Deveselu và Redzikovo bị tiêu diệt. Vì vậy, bây giờ Washington khó có thể phản ứng theo kiểu “có đi có lại”.

Nguyễn Quang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nga-san-long-lui-9m729-ve-tan-ural-neu-3421526/